ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐỒNG NHẤT VÀ ĐỘ ỔN ĐỊNH CỦA CHỈ SỐ APTT (ACTIVATED PARTIAL THROMBOPLASTIN TIME) TRONG HUYẾT TƯƠNG ĐÔNG KHÔ ỨNG DỤNG CHO CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KIỂM ĐÔNG MÁU

Nguyễn Thị Hồng1,, Lê Thị Thùy Trang1, Nguyễn Khánh Cường2, Nguyễn Tiến Huỳnh2, Trần Nhật Nguyên2, Lê Thanh Tùng2, Lê Văn Chương2, Nguyễn Đức Thắng3, Trần Thanh Tùng4, Nguyễn Thị Thảo4, Vũ Quang Huy5
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3 Viện sốt rét-Ký sinh trùng-côn trùng TP. Hồ Chí Minh
4 Bệnh viện Chợ Rẫy
5 Bệnh viện Đa Khoa Melatec

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu đánh giá tính đồng nhất và độ ổn định của chỉ số aPTT (Activated Partial Thromboplastin Time) trong huyết tương đông khô ứng dụng cho chương trình ngoại kiểm đông máu theo tiêu chuẩn ISO 13528:20151 và ISO guide 352. Phương pháp: Nghiên cứu thực nghiệm. Huyết tương tươi đông lạnh được cung cấp bởi Bệnh viện truyền máu huyết học Thành phố Hồ Chí Minh đã được sàng lọc âm tính với HBV, HCV, HIV, sốt rét, giang mai. Sử dụng phép phân tích phương sai một yếu tố (One - way ANOVA) để đánh giá tính đồng nhất và đánh giá độ ổn định của huyết tương đông khô theo các mốc thời gian và nhiệt độ khác nhau bằng phép kiểm t - test. Kết quả: Huyết tương đông khô chứa chỉ số aPTT đạt tính đồng nhất đáp ứng cho chương trình thử nghiệm thành thạo với p > 0,05. Huyết tương đông khô chứa chỉ số aPTT đạt độ ổn định khi bảo quản ở nhiệt độ 2-80C và -200C đến 3 tháng, ổn định vận chuyển tối đa 7 ngày. Kết luận: Huyết tương đông khô chứa chỉ số aPTT đạt tính đồng nhất đáp ứng cho chương trình thử nghiệm thành thạo với p > 0,05. Huyết tương đông khô chứa chỉ số aPTT đạt độ ổn định khi bảo quản ở nhiệt độ 2-80C và -200C đến 3 tháng, ổn định vận chuyển tối đa 7 ngày theo các tiêu chí của tiêu chuẩn ISO 13528:2015 và ISO guide 35 đáp ứng cho chương trình ngoại kiểm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

International Standard Organization (2015). "ISO 13528 Statistical methods for use in proficiency testing by interlaboratory comparison”, Geneva, Switzerland, First edition.
2. International Organization for Standardization. (2017). ISO Guide 35: Reference materials — Guidance for characterization and assessment. Geneva: ISO.
3. Cunningham MT, et al. Quality assurance in hemostasis:the perspective from the College of American Pathologists proficiency testing program. Semin Thromb Hemost. Apr 2007;33(3): 250-8.
4. Jones P. Haemophilia: a global challenge. Haemophilia. Jan 1995;1(1):11-3.
5. Yuan H, Gao Z, Zhang J, et al. Homogeneity and Stability Evaluation of External Quality Assessment Control Materials for Four Coagulation Tests. Clin Lab. May 1 2021;67(5).
6. Rao L, Okorodudu A, Petersen J, et al. Stability of prothrombin time and activated partial thromboplastin time tests under different storage conditions. Clinica chimica acta. 2000;300(1-2):13-21.
7. Bux J, Dickhörner D, Scheel E. Quality of freeze-dried (lyophilized) quarantined single-donor plasma. Transfusion. Dec 2013;53(12): 3203-9. doi:10.1111/trf.12191
8. Woodhams B, Girardot O, Blanco MJ, et al. Stability of coagulation proteins in frozen plasma.Blood Coagul Fibrinolysis. Jun 2001;12(4): 229-36.doi:10.1097/00001721-200106000-00002
9. Marlar RA, Clement B, Gausman J. Activated partial thromboplastin time monitoring of unfractionated heparin therapy: issues and recommendations. Thieme Medical Publishers; 2017:253-260.
10. Jennings I, Kitchen D, Woods T, et al. Stability of coagulation proteins in lyophilized plasma. International Journal of Laboratory Hematology.2015;37(4):495-502.