ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN PHÂN LẬP, TÍNH KHÁNG KHÁNG SINH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM KHUẨN TẠI KHOA HỒI SỨC BỆNH VIỆN TÂM ANH 2022 – 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm vi khuẩn, tính kháng kháng sinh và kết quả điều trị trên bệnh nhân nhiễm khuẩn tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện đa khoa Tâm anh 2022 – 2024. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 71 người bệnh nhiễm khuẩn được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội có kết quả cấy dương tính từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 4 năm 2024. Kết quả: 71 bệnh nhân nhiễm khuẩn được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực có kết quả nuôi cấy dương tính, độ tuổi trung bình 71,6 ±14,7, nhiễm khuẩn hô hấp chiếm tỉ lệ cao nhất 35,2%, tỉ lệ sốc nhiễm khuẩn 49,3%, vi khuẩn gram âm chiếm chủ yếu 67,9%, E.Coli là vi khuẩn thường gặp nhất chiếm 32,1%; tiếp đến K.Pneumoniae chiếm 13,6%, nhóm vi khuẩn gram (+) chiếm tỉ lệ thấp hơn trong đó thường gặp Staphyllococcus chiếm 6,2% và Enterococcus Spp ciếm 9,8%.. Chủng vi khuẩn E.Coli còn nhạy với nhóm carbapenem và amikacin và xu hướng kháng quinolon, S.Aureus hầu như kháng penicillin, còn nhạy với vancomycin, linezolide, tigecyclin. Tỉ lệ điều trị kháng sinh theo kinh nghiệm phù hợp là 64,8%. Sử dụng phù hợp kháng sinh theo kinh nghiệm có liên quan đến kết quả điều trị. Kết luận: Tỉ lệ vi khuẩn gram âm chiếm chủ yếu. Tình trạng nhạy cảm kháng sinh xu hướng giảm ngay cả với kháng sinh dự trữ. Việc lựa chọn kháng sinh theo kinh nghiệm phù hợp có ảnh hưởng đến kết quả điểu trị.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Nhiễm khuẩn, vi khuẩn, kháng sinh, kết quả điều trị
Tài liệu tham khảo
2. Bùi Hồng Giang (2013). Nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn và điều trị nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai năm 2012, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
3. Lê Đăng Hà, Lê Huy Chính, Phạm Văn Ca và cs (2004). Thông tin về sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp tại Việt Nam năm 2002. Hội nghị giám sát sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh (ASTS) năm 2003, Hà Nôi, 1-15.
4. Lê Đăng Hà, Phạm Văn Ca (1999). Tình hình kháng thuốc của một số vi khuẩn gây bệnh chính ở các nước Đông Nam Á năm 1997. Sự kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh số 3, Viên y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới, Hà Nội, 3-6.
5. Nguyễn Thị Thủy. Tình hình nhiễm khuẩn của bệnh nhân mới vào khoa hồi sức tích cực, bệnh viện bạch mai năm 2021- 2022. Tạp chí học Việt Nam. 2023;523(2). doi:10.51298/vmj.v523i2.4562
6. Trương Thiên Phú. Phân Bố Và Đề Kháng Kháng Sinh Của Các Loại Vi Khuẩn Thường Gặp Tại Bệnh Viện Chợ Rẫy Năm 2022. Hội nghị khoa học thường niên Bệnh viện Chợ Rẫy 2023.
7. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW, et al. The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA. 2016; 315(8): 801-810. doi:10.1001/jama. 2016.0287
8. Vincent JL, Sakr Y, Singer M, et al. Prevalence and Outcomes of Infection Among Patients in Intensive Care Units in 2017. JAMA. 2020; 323(15): 1478-1487. doi:10.1001/ jama.2020.2717