SO SÁNH GIÁ TRỊ DẤU ẤN ĐƠN PLGF, PAPP-A VỚI CẶP DẤU ẤN KẾT HỢP PLGF – PAPP-A TRONG ĐÁNH NGUY CƠ TIỀN SẢN GIẬT THAI KỲ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu nghiên cứu: So sánh giá trị của dấu ấn sinh học PLGF và PAPP-A khi sử dụng đơn lẻ và kết hợp trong đánh giá nguy cơ tiền sản giật (TSG) thai kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng gồm 249 thai phụ mang thai từ 11 đến 13 tuần 6 ngày được chỉ định làm xét nghiệm sàng lọc tiền sản giật tại Bệnh viện STO Phương Đông. Thu thập các thông tin thai phụ và kết quả xét nghiệm hồi cứu PLGF, PAPP-A từ dữ liệu của các thai phụ từ tháng 2 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023. Kết quả PLGF và PAPP-A được thu nhận từ kết quả thực hiện trên hệ thống Thermo Fisher Scientific BRAHMSTM KRYPTORTM compact PLUS theo nguyên lý công nghệ TRACE. Đánh giá nguy cơ tiền sản giật trên phần mềm BRAHMS Fast Screen pre1 plus/v3.1. Phân tích số liệu trên phần mềm STATA 14.0 với các phép kiểm định Wilcoxon signed – rank test, Kruskal –Wallis test với phân phối không chuẩn. Kết quả: Giá trị nguy cơ TSG trước 34 tuần được đánh giá từ dấu ấn PLGF hoặc PLGF-PAPP-A là tương đồng không có khác biệt đáng kể. So sánh việc sử dụng dấu ấn PAPP-A với dấu ấn kết hợp PLGF – PAPP-A cho thấy có sự khác biệt về giá trị nguy cơ, số lượng ca nguy cơ cao ở tuần 34 đến trước 37 tuần cao hơn đáng kể. Kết luận: Sử dụng dấu ấn đơn PLGF để đánh giá nguy cơ tiền sản giật quí 1 thai kỳ trên mô hình đánh giá nguy cơ có sự tương đồng với việc sử dụng kết hợp hai dấu ấn PLGF và PAPP-A tốt hơn là khi sử dụng dấu ấn đơn PAPP-A
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Poon LC, Nicolaides KH. First-trimester maternal factors and biomarker screening for preeclampsia. Prenat Diagn. 2014;34(7):618-627.
3. Tan MY, Syngelaki A, Poon LC, et al. Screening for pre-eclampsia by maternal factors and biomarkers at 11-13 weeks’ gestation. Ultrasound Obstet Gynecol Off J Int Soc Ultrasound Obstet Gynecol. 2018;52(2):186-195.
4. O’Gorman N, Wright D, Syngelaki A, et al. Competing risks model in screening for preeclampsia by maternal factors and biomarkers at 11-13 weeks gestation. Am J Obstet Gynecol. 2016;214(1): 103.e1-103.e12.
5. Mazer Zumaeta A, Wright A, Syngelaki A, Maritsa VA, Da Silva AB, Nicolaides KH. Screening for pre-eclampsia at 11–13 weeks’ gestation: use of pregnancy-associated plasma protein-A, placental growth factor or both. Ultrasound Obstet Gynecol. 2020; 56(3):400-407.
6. Wright D, Tan MY, O’Gorman N, Syngelaki A, Nicolaides KH. Serum PlGF compared with PAPP-A in first trimester screening for preterm pre-eclampsia: Adjusting for the effect of aspirin treatment. BJOG Int J Obstet Gynaecol. 2022;129(8):1308-1317.