GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TIỀN LIỆT TUYẾN TẠI BỆNH VIỆN E

Nguyễn Văn Sang1,2,, Đàm Thị Huế2, Nguyễn Đình Liên1, Trần Phan Ninh2,3, Vũ Trí Long1
1 Bệnh viện E
2 Trường Đại học Y-Dược, Đại học Thái Nguyên
3 Bệnh Viện Nhi Trung ương

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Giá trị của hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) với kết quả giải phẫu bệnh (GPB) sinh thiết 12 vị trí dưới hướng dẫn của siêu âm qua trực tràng. Đối tượng và phương pháp: 70 bệnh nhân (BN) lâm sàng, siêu âm ổ bụng, siêu âm qua trực tràng theo dõi ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) được chụp MRI tuyến tiền liệt và sau đó được sinh thiết tuyến tiền liệt (STTTL) 12 mẫu dưới hướng dẫn của siêu âm qua trực tràng tại Bệnh viện E. Đối chiếu kết quả MRI với kết quả mô bệnh học sinh thiết tuyến tiền liệt. Kết quả: Trên cơ sở 12 vị trí đã phân vùng, độ nhạy và độ chính xác của phát hiện khối u đối với vùng ngoại vi lần lượt là 77,2% và 89,5% đối với T2W, 79,5% và 89,2% đối với DWI, 97,1% và 95,7% khi kết hợp 3 chuỗi xung T2W, DWI và DCE, đối với vùng chuyển tiếp lần lượt là 75,8% và 83,1% đối với T2W, 80,9% và 86,2% đối với DWI, 88,2% và 87,1% khi kết hợp 3 chuỗi xung. Độ nhạy của MRI kết hợp để phát hiện khối u cao hơn đáng kể so với độ nhạy của từng phương pháp riêng lẻ. Kết luận: Kết quả của chúng tôi cho thấy 1.5 T mpMRI có độ nhạy cao trong việc phát hiện UTTTL.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ferlay J, Ervik M, Lam F. et al. Global Cancer Observatory: Cancer Today. Lyon, France: International Agency for Research on Cancer, (2024).
2. Patrick R. A, Anthony Gao, Evangelia Katsoulakis. et al. Ascertainment of Veterans With Metastatic Prostate Cancer in Electronic Health Records: Demonstrating the Case for Natural Language Processing. JCO clinical cancer informatics 5, 1005-1014 (2021) doi:10.1200/ cci.21.00030.
3. Popita C, Popita AR, Sitar-Taut A. et al. 1.5-Tesla Multiparametric-Magnetic Resonance Imaging for the detection of clinically significant prostate cancer. Clujul medical (1957) 90, 40-48 (2017) doi:10.15386/cjmed-690.
4. Nguyễn Thị Hải Anh & Nguyễn Duy Hùng. Giá trị của xung khuếch tán trong ung thư tuyến tiền liệt: Vùng ngoại vi và vùng chuyển tiếp. Tạp chí Y học Việt Nam 505, 97-101 (2021) doi:10.51298/vmj.v505i2.1100.
5. McNeal J E. The zonal anatomy of the prostate. The Prostate 2, 35-49 (1981) doi:10.1002/ pros.2990020105.
6. Kitajima, Kazuhiro, Kaji. et al. Prostate cancer detection with 3 T MRI: Comparison of diffusion-weighted imaging and dynamic contrast-enhanced MRI in combination with T2-weighted imaging. 31, 625-631 (2010) doi:https://doi.org/10.1002/ jmri.22075.
7. Tamada T, Sone T, Higashi H. et al. Prostate Cancer Detection in Patients With Total Serum Prostate-Specific Antigen Levels of 4–10 ng/mL: Diagnostic Efficacy of Diffusion-Weighted Imaging, Dynamic Contrast-Enhanced MRI, and T2-Weighted Imaging. American Journal of Roentgenology 197, 664-670 (2011) doi:10.2214/ AJR.10.5923.
8. Mohamed Ali EL-Adalany, Ahmed Abd E L-khalek Abd EL-Razek, Tarek EL-Diasty. et al. Comparison between biparametric and multiparametric MR imaging of prostate imaging reporting and data system version 2.1 in detection of prostate cancer. Egypt J Radiol Nucl Med 52, 1-7 (2021) doi:10.1186/s43055-021-00443.
9. Le, Jesse, Tan. et al. Multifocality and Prostate Cancer Detection by Multiparametric Magnetic Resonance Imaging: Correlation with Whole-mount Histopathology. European urology 67, 569-576 (2014 ) doi:10.1016/j.eururo.2014.08.079.
10. Branger, N, Maubon, T, Traumann, M. et al. Is negative multiparametric magnetic resonance imaging really able to exclude significant prostate cancer? The real-life experience. BJU international 119, 449-455 (2017) doi:10.1111/bju.13657.