KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN THÂN XƯƠNG CÁNH TAY Ở NGƯỜI CAO TUỔI BẰNG NẸP VÍT TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH

Nguyễn Duy Quyến1,2, Trương Công Đạt1, Vũ Minh Hải1,
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình.
2 Bệnh viện Đa khoa Đông Hưng, Thái Bình.

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật gãy kín thân xương cánh tay ở người cao tuổi bằng nẹp vít tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang hồi cứu và tiến cứu 71 bệnh nhân cao tuổi gãy kín thân xương cánh tay, được điều trị kết hợp xương nẹp vít tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình từ tháng 01/2020 đến tháng 3/2024. Kết quả: 71 bệnh nhân gồm 28 nam (39,4%), 43 nữ (60,6%); tuổi trung bình 72,5±8,2 (từ 60 - 98 tuổi); 54 bệnh nhân sống ở nông thôn (76,1%). Nguyên nhân tai nạn sinh hoạt (ngã) 43/71 (60,6%), tai nạn giao thông 26/71 (36,6%). Phần lớn bệnh nhân gãy xương cánh tay thuộc type A theo phân loại của AO với 38/71 bệnh nhân (53,5%). Bệnh nội khoa đi kèm: 29/71 (40,9%) bệnh nhân mắc từ 1 đến 2 bệnh; từ 3 bệnh trở lên là 38%; 35 bệnh nhân được kết hợp xương nẹp khóa (49,3%); 28 bệnh nhân được kết hợp nẹp vít AO (39,4%). 8 bệnh nhân kết hợp xương nẹp khóa nén ép (11,3%). Kết quả khám lại 55 bệnh nhân, thời gian theo dõi trung bình sau 26,3±12,9 tháng (từ 7 đến 53 tháng). Đánh giá theo thang điểm Neer: 74,5% phục hồi chức năng rất tốt, 18,2% tốt, 7,3% trung bình, không có trường hợp nào kém. Kết luận: Gãy kín thân xương cánh tay ở người cao tuổi hay gặp do tai nạn sinh hoạt; nữ chiếm nhiều hơn nam; đa số có bệnh nền kèm theo. Hầu hết bệnh nhân có kết quả phẫu thuật và PHCN theo thang điểm Neer ở mức tốt và rất tốt. Kết quả phẫu thuật và PHCN theo thang điểm Neer mức trung bình và kém gặp ở bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh nền.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bounds EJ, Frane N, Jajou L, et al (2023). Humeral Shaft Fractures. [Updated 2023 Dec 13]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing; 2024 Jan-. Available from: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK44807/
2. Hur CY, Shon WY, Moon JG, et al (2007). Comparison of LC-DCP versus LCP for internal fixation of humeral shaft fractures in elderly patients. J Korean Frac Soc; 20(3): 246–251.
3. Penugonda Ravi Shankar, Muni Srikanth Iytha, Archana Pusarla, et al (2015). Effectiveness Of Locking Versus Dynamic Compression Plates For Diaphyseal Humerus Fractures. Journal of Evidence Based Medicine and Healthcare, 2(6), 693-698.
4. Trần Việt Hưng (2019). Đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân xương cánh tay bằng phương pháp kết hợp xương nẹp vít. Luận văn thạc sĩ trường Đại học Y Dược Huế.
5. Vũ Minh Hải (2019). Kết quả phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít điều trị gãy kín thân xương cánh tay. Tạp chí Y học Việt Nam, 476(3): 56-58.
6. Phạm Ngọc Thắng, Nguyễn Bá Ngọc, Trần Văn Phương và cộng sự (2023). Đánh giá kết quả điều trị gãy kín thân xương cánh tay bằng nẹp vít tại Bệnh viện Quân Y, Tạp chí Y Dược học Quân sự, số 2:43-49.
7. Vu H.M., Nguyen L.H., Nguyen H.L.T., et al. (2020). Individual and Environmental Factors Associated with Recurrent Falls in Elderly Patients Hospitalized after Falls. International journal of environmental research and public health, 17(7).
8. Tingart M., Bathis H., Lefering R., et al. (2001). [Constant Score and Neer Score. A comparison of score results and subjective patient satisfaction]. Der Unfallchirurg, 104(11), 1048-54.