NGHIÊN CỨU GIÁ TRỊ CỦA CỘNG HƯỞNG TỪ TRONG CHẨN ĐOÁN VIÊM XƯƠNG TỦY XƯƠNG CẤP TÍNH Ở TRẺ EM
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, hình ảnh và đánh giá giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán viêm xương tủy xương cấp tính ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu các bệnh nhân từ 06/2022 đến 06/2024 có lâm sàng nghi ngờ viêm xương tủy xương cấp tính, được chụp cộng hưởng từ và được xác nhận kết quả trên phẫu thuật và/ hoặc sinh thiết tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Kết quả: 45 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, có 34 bệnh nhân được xác định chẩn đoán cuối cùng là viêm xương tủy xương cấp tính, 11 bệnh nhân được chẩn đoán khác. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là đau (85.3%), theo sau là sưng và nóng (82.4%). Trên cộng hưởng từ: Phù tủy xương và áp xe trong xương (94.1%); áp xe dưới màng xương (85.3%); Lỗ rò (58.8%); Đường xoang (11.8%); Hạt mỡ trong & ngoài tủy (44.1%); các biến chứng tại chỗ (áp xe phần mềm và viêm khớp lân cận). Giá trị của cộng hưởng từ trong chẩn đoán VXTX cấp tính khá cao: Se = 94,1% ; Sp = 81.8%; PPV = 94,1%; NPV = 81.1%; AC = 91.1%. Giá trị chẩn đoán tăng lên khi kết hợp CHT với Xquang (SP = 90.9%). Kết luận: MRI có giá trị cao trong chẩn đoán viêm xương tủy xương cấp tính.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Viêm xương tủy xương cấp tính, cộng hưởng từ, trẻ em.
Tài liệu tham khảo

1. Walter, N., Bärtl, S., Alt, V. & Rupp, M. The epidemiology of osteomyelitis in children. Children 8, 1-5, (2021) doi:10.3390/children8111000.


2. Jha, Y. & Chaudhary, K. Diagnosis and treatment modalities for osteomyelitis. Cureus 14, (2022)

3. K Schallert, E. et al. Metaphyseal osteomyelitis in children: how often does MRI-documented joint effusion or epiphyseal extension of edema indicate coexisting septic arthritis? Pediatric radiology 45, 1174-1181, (2015) doi:10.1007/ s00247-015-3293-0.


4. Popescu, B., Tevanov, I., Carp, M. & Ulici, A. Acute hematogenous osteomyelitis in pediatric patients: epidemiology and risk factors of a poor outcome. Journal of International Medical Research 48, 2,3,8, (2020) doi:10.1177/ 0300060520910889.


5. Manz, N., Krieg, A. H., Heininger, U. & Ritz, N. Evaluation of the current use of imaging modalities and pathogen detection in children with acute osteomyelitis and septic arthritis. European journal of pediatrics 177, 1071-1080, (2018) doi:10.1007/s00431-018-3157-3.


6. Dartnell, J., Ramachandran, M. & Katchburian, M. Haematogenous acute and subacute paediatric osteomyelitis: a systematic review of the literature. The Journal of bone and joint surgery. British volume 94, 586 - 589, (2012) doi:10.1302/0301-620X.94B5.28523.


7. Popescu, B., Tevanov, I., Carp, M. & Ulici, A. Acute hematogenous osteomyelitis in pediatric patients: epidemiology and risk factors of a poor outcome. Journal of International Medical Research 48, 2-8, (2020) doi:10.1177/ 0300060520910889.


8. Peltola, H., Paakkonen, M., Kallio, P., Kallio, M. J. & Group, O.-S. A. S. Short-versus long-term antimicrobial treatment for acute hematogenous osteomyelitis of childhood: prospective, randomized trial on 131 culture-positive cases. The Pediatric infectious disease journal 29, 1125, 1127, (2010) doi:10.1097/ INF.0b013e3181f55a89.


9. Fan, J., Guo, Y., Li, J., He, L. & Zhou, J. Comparison of clinical effect of CT diagnosis and X-ray Plain film diagnosis in children with Acute Osteomyelitis during emergency treatment. Food Science and Technology 41, 494-498, (2021)

10. Kan, J. H., Young, R. S., Yu, C. & Hernanz-Schulman, M. Clinical impact of gadolinium in the MRI diagnosis of musculoskeletal infection in children. Pediatric Radiology 40, 1197, (2010) doi:10.1007/s00247-010-1557-2.

