MỘT SỐ YẾU TỐ NGUY CƠ XUẤT HUYẾT Ở TRẺ SƠ SINH TẠI TRUNG TÂM NHI KHOA - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Ong Thị Nga1,, Lã Duy Anh1, Nguyễn Đình Học1, Nguyễn Bích Hoàng2, Đỗ Thu Hằng2, Lưu Thị Hòa3
1 Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
2 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
3 Trường Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định một số yếu tố nguy cơ xuất huyết ở trẻ sơ sinh tại Trung tâm Nhi khoa- Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên. Đối tượng và phương pháp: 139 trẻ sơ sinh có tình trạng xuất huyết (nhóm bệnh) và 278 trẻ sơ sinh không có tình trạng xuất huyết (nhóm chứng). Nghiên cứu bệnh  chứng,  trong  đó  nhóm  bệnh  và  nhóm  chứng tương đồng về giới, ngày tuổi. Kết quả: Tỉ lệ trẻ sơ sinh xuất huyết ở nam cao hơn nữ, chủ yếu gặp ở ngày đầu sau đẻ. Phân tích đơn biến cho thấy các yếu tố làm tăng nguy cơ xuất huyết sơ sinh bao gồm: tuổi thai non tháng (OR=2,9, 95%CI: 1,9-4,6), cân nặng lúc sinh thấp (OR=2,2, 95%CI:1,5-2,4), trẻ bị ngạt (OR=2,0, 95%CI: 1,9-4,7), nhiễm trùng sơ sinh (OR=2,3, 95%CI:1,3-4,0), mẹ đái tháo đường thai kì (OR=2,9, 95%CI=1,1-7,4), mẹ tăng huyết áp (OR=7,1, 95%CI:1,9-26,3). Phân tích đa biến cho thấy tuổi thai non tháng, trẻ bị ngạt, nhiễm trùng sơ sinh, mẹ tăng huyết áp là các yếu tố độc lập làm tăng nguy cơ xuất huyết ở trẻ sơ sinh (p<0,05).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Xuân Hương và Hoàng Thị Huế (2012), "Tình hình bệnh tật và tử vong sơ sinh tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên trong 3 năm (2008-2010)", Tạp chí khoa học công nghệ Đại học Thái Nguyên. 89(1), tr.200-205.
2. Strauss, T. et al. (2010), "Impaired platelet function in neonates born to mothers with diabetes or hypertension during pregnancy", Klin Padiatr. 222(3)(3), pp.154-157.
3. Bilal, M., Raj, B. & Shreyan (2016), "Maternal and neonatal factors causing thrombocytopenia in neonates admitted to NICU during 2013-2014", Int J Sci Res. 5(5).
4. Dwivedi, N. & Prashant, S (2024), "A study to compare the severity and outcome of neonatal bleeding and analysis of various causes of neonatal bleeding and their correlation with maternal factors", Journal of Cardiovascular Disease Research 15(7)(7), pp.2231-2239.
5. Maduhu, Z. I., Manji, K. P. & Mbise, R. L. (2002), "Perinatal risk factors for neonatal bleeding at the Muhimbili National Hospital Dar-es-salaam. Tanzania", Tanzania Medical Journal. 19(2), pp.13-16.
6. Narayan, S. et al. (1994), "Consumption Coagulopathy in Neonates Born to Mothers with Pregnancy Induced Hypertension", Indian Pediatrics. 31, pp.840-842.
7. Swarnim, S., Rai, B. K., Divya, M. & Kripanath, M (2017), "A prospective study of bleeding neonates: Clinical presentation, aetiological profile, immediate outcome and short term follow up", Current Pediatric Research. 21(3), pp.416-419.
8. Terrin, G. et al (2021), "Morbidity associated with patent ductus arteriosus in preterm newborns: a retrospective case-control study", Italian Journal of Pediatrics. 47(1), pp.9.