MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA CƠN ĐAU NỬA ĐẦU MIGRAINE CẤP TÍNH Ở PHỤ NỮ 18 ĐẾN 50 TUỔI

Hồ Quang Thịnh1, Nguyễn Văn Hướng2, Nguyễn Văn Tuận3,4,
1 Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hà Nội
4 Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích một số đặc điểm lâm sàng của cơn đau nửa đầu Migraine cấp tính ở bệnh nhân (BN) nữ từ 18 đến 50 tuổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 60 BN đau đầu Migraine, nữ từ 18 đến 50 tuổi, điều trị tại Trung tâm Thần Kinh, Bệnh viện Bạch Mai. Đau nửa đầu Migraine được chẩn đoán theo tiêu chuẩn của Hội Chống Đau đầu Quốc tế (ICHD-3). Kết quả: Tuổi khởi phát bệnh là 32.22 ± 8.294. Thể đau đầu Migraine có aura chiếm 15%, trong đó aura thị giác 11.7%, aura cảm giác (3.3%). Triệu chứng đau nửa đầu kiểu mạch đập, kèm nôn và/hoặc buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, đau tăng khi hoạt động, tăng nhạy cảm khứu giác, dễ cáu gắt, triệu chứng thần kinh tự động và khó ngủ chiếm tỷ lệ lần lượt là 56.7%; 83.3%; 85%; 68.3%; 80%; 76.7%; 31.7%; 77.3%; 35% và 60%. Đau đầu với cường độ đau trung bình (46.7%) và nặng (53.3%). Có mối liên hệ giữa nhóm BMI <23 và BMI ≥ 23 với các triệu chứng kèm theo như đau tăng khi vận động (p=0.021; OR=4.767), dễ cáu gắt (p=.0.002; OR=0.132), khó ngủ (p=0.02; OR=0.283). Trong khi đó nhóm nghề nghiệp lao động trí óc có liên quan với triệu chứng đau nửa đầu (p=0.043; OR=3.316) và khó ngủ (p=0.001; OR: 0.143). Kết luận: Cơn đau nửa đầu Migraine cấp tính ở phụ nữ từ 18 đến 50 tuổi không có aura và đau nặng chiếm đa số, với triệu chứng kèm theo đa dạng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Noor N, Angelette A, Lawson A, et al. A Comprehensive Review of Zavegepant as Abortive Treatment for Migraine. Health Psychol Res. 2022;10(3):35506. doi:10.52965/001c.35506
2. Nguyễn Văn Chương. Thực hành lâm sàng thần kinh học, Tập III: Bệnh học thần kinh. Nhà xuất bản y học; 2011:166-192.
3. Broner SW, Bobker S, Klebanoff L. Migraine in Women. Semin Neurol. 2017;37(6):601-610. doi:10.1055/s-0037-1607393
4. Arnold M. Headache Classification Committee of the International Headache Society (IHS) The International Classification of Headache Disorders, 3rd edition. Cephalalgia. 2018;38(1):1-211. doi:10.1177/0333102417738202
5. Hovaguimian A, Roth J. Management of chronic migraine. BMJ. 2022;379:e067670. doi:10.1136/bmj-2021-067670
6. Karlsson WK, Ashina H, Cullum CK, et al. The Registry for Migraine (REFORM) study: methodology, demographics, and baseline clinical characteristics. J Headache Pain. 2023;24(1):70. doi:10.1186/s10194-023-01604-2
7. Chalmer MA, Kogelman LJA, Callesen I, et al. Sex differences in clinical characteristics of migraine and its burden: a population-based study. European Journal of Neurology. 2023;30(6):1774-1784. doi:10.1111/ene.15778
8. Rai NK, Bitswa R, Singh R, Pakhre AP, Parauha DS. Factors associated with delayed diagnosis of migraine: A hospital-based cross-sectional study. Journal of Family Medicine and Primary Care. 2019;8(6):1925. doi:10.4103/ jfmpc.jfmpc_376_19
9. Foxhall K. Migraine: A History. Johns Hopkins University Press; 2019. Accessed June 15, 2023. https://library.oapen.org/handle/20.500.12657/47718