ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TỤY CẤP NẶNG TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN

Trần Văn Thảnh1, Nguyễn Đức Phúc1,, Nguyễn Hữu Việt Anh1
1 Bệnh viện Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân viêm tụy cấp mức độ nặng tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu có phân tích 31 bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm tụy cấp mức độ nặng theo tiêu chuẩn Alanta 2012, nhập viện và điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An từ tháng 1/2023 đến tháng 8/2023. Kết quả: Tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là 48 ± 13,36 tuổi. Lâm sàng: đau bụng: 100%; nôn: 90,3%; tăng áp lực ổ bụng: 83,9%. Cận lâm sàng: Amylase tăng ≥ 240 mmol/l chiếm 77,4%; Triglycerid máu tăng ≥ 11 mmol/l chiếm 51,6%.. Bảng điểm CTSI: 0 – 3 điểm: 29%; 4 – 6 điểm: 51,6%; 7 – 10 điểm: 19,4%. Điểm APACHE II nhóm sống: 10 ± 5,3; nhóm tử vong: 20,4 ± 6,2; p < 0,01. Nguyên nhân rượu: 29%; tăng triglycerid: 77,4%; sỏi mật: 6,5%. Điều trị: bù dịch tối ưu: 100%, sử dụng kháng sinh: 80,1%, dẫn lưu dịch ổ bụng: 58,1%, lọc máu liên tục: 38,1%. Kết quả điều trị: khỏi: 83,8%, tử vong: 16,2%. Kết luận: Triệu chứng thường gặp nhất của viêm tụy cấp mức độ nặng là đau bụng và tăng amylase máu. Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng và điểm APACHE II có giá trị trong chẩn đoán, điều trị, tiên lượng viêm tụy cấp mức độ nặng. Điều trị là đa mô thức, phối hợp nhiều biện pháp: tối ưu hóa bù dịch, kháng sinh, lọc máu…

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chatila A.T., Bilal M., and Guturu P. (2019). Evaluation and management of acute pancreatitis. World J Clin Cases, 7(9), 1006–1020.
2. Sekimoto M., Takada T., Kawarada Y., et al. (2006). JPN Guidelines for the management of acute pancreatitis: epidemiology, etiology, natural history, and outcome predictors in acute pancreatitis. J Hepatobiliary Pancreat Surg, 13(1), 10–24.
3. Werge M., Novovic S., Schmidt P.N., et al. (2016). Infection increases mortality in necrotizing pancreatitis: A systematic review and meta-analysis. Pancreatol Off J Int Assoc Pancreatol IAP Al, 16(5), 698–707.
4. Banks P.A., Bollen T.L., Dervenis C., et al. (2013). Classification of acute pancreatitis--2012: revision of the Atlanta classification and definitions by international consensus. Gut, 62(1), 102–111.
5. Phạm Ngọc Trưởng (2020). Đánh Giá Hiệu Quả Của Phương Pháp Giảm Đau PCA Với Fentanyl Cho Bệnh Nhân Viêm Tụy Cấp. Luận Văn Thạc Sĩ Học Đại Học Hà Nội.
6. Nguyễn Tú Anh (2019). Nghiên Cứu Áp Dụng USCOM Trong Hướng Dẫn Bồi Phụ Thể Tích Tuần Hoàn ở Bệnh Nhân Viêm Tụy Cấp. Luận Văn Thạc Sĩ Học Đại Học Hà Nội.
7. Trần Phương (2017). Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị VTC do tăng TG ở phụ nữ có thai. Luận Văn Thạc Sĩ Học Đại Học Hà Nội.
8. Trần Thanh Phong (2019). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng và đánh giákết quả điều trị viêm tụy cấp do tăng Triglycerid tại Bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2018-2019. Luận Văn Bác Sĩ Chuyên Khoa Cấp II Đại Học Dược Cần Thơ.
9. Vũ Công Thăng N.T.V.H. (2011). Tiên lượng viêm tụy cấp theo bảng điểm Imrie và Balthazar. Tạp Chí Học Lâm Sàng, (61), 40–46.
10. Nguyễn Quang Ân (2013). Nghiên cứu áp dụng bảng điểm BISAP trong đánh giá mức độ nặng của bệnh nhân Viêm tụy cấp. Luận Văn Thạc Sĩ Y Học Đại Học Hà Nội.