NHẬN XÉT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CẮT LỚP VI TÍNH LỒNG NGỰC VÀ MÔ BỆNH HỌC BỆNH NHÂN U TUYẾN ỨC ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ BẰNG PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC CÓ ROBOT HỖ TRỢ TẠI BỆNH VIỆN CHỢ RẪY

Đặng Đình Minh Thanh1,2,, Vũ Hữu Vĩnh1,2, Nguyễn Văn Nam1
1 Học viện Quân Y
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, hình ảnh cắt lớp vi tính lồng ngực và mô bệnh học bệnh nhân u tuyến ức được điều trị bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực có robot hỗ trợ tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Các bệnh nhân u tuyến ức được điều trị bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực có robot hỗ trợ từ tháng 1/2020 đến 12/2023 tại khoa Ngoại Lồng Ngực, Bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả: Tỷ lệ nữ : nam 1,39. Tuổi trung bình là 49,42 ± 13,46 (17-72. Tỷ lệ có nhược cơ là 44,2%, trong đó có 4 ca nhóm I, 11 ca nhóm IIA và 4 ca nhóm IIB. Có 22 BN (51,2%) có kích thước khối u ≥ 5cm và 21 BN (48,8%) < 5cm, kích thước khối u trung bình là 5,08 ±  3,74 cm. Tỷ lệ khối u ở vị trí trung tâm là lớn nhất (48,8%), lệch phải (20,8%), lệch trái (30,2%), đa phần các khối u ngấm thuốc cản quang vừa hoặc nhiều (72,1%), chỉ có 2 BN (4,65%) có vôi hóa và 1 BN (2,3%) có xâm lấn. U tuyến ức mỡ (13,9%), type A (16,3%), type AB (30,2%), type B1 (9,3%), type B2 (20,9%), type B3 (4,7%) và ung thư tuyến ức (4,7%). Masaoka I (41,9%), Masaoka IIA (34,9%), Masaoka IIB (11,6%), Masaoka III (11,6%). Có sự liên quan giữa đặc điểm mô bệnh học và giai đoạn Masaoka với mức độ ngấm thuốc cản quang của khối u trên phim cắt lớp vi tính lồng ngực. Kết luận: Các bệnh nhân u tuyến ức được điều trị bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực có robot hỗ trợ có kích thước khối u trung bình là 5,08 cm, đa số nằm ở giai đoạn sớm (Masaoka I và II) và gặp nhiều ở type AB. Những khối có nguy cơ ác tính càng cao thì thường có mức độ ngấm thuốc cản quang cao hơn và ở giai đoạn muộn hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Cheng Y.J., Hsu J.S. and Kao E.K. (2007). Characteristicsof thymoma successfully resected by videothoracoscopic surgery. Sringer., 37: 192-196.
2. Mao Z.F., Mo X.A., Qin C., et al. 2012. Incidence of thymoma in myasthenia gravis: a systematic review. J Clin Neurol., 8(3):161-169.
3. Marulli G., Maessen J., Melfi F. et al. 2016. Multi-institutional European experience of robotic thymectomy for thymoma. Ann Cardiothoracic Surg., 5(1):18-25.
4. Weng W., Li ., Meng S. et al. 2019. Video assited thoracoscopic thymectomy is feasile for large thymomas: a propensity-matched and comparison. Interactive CardioVascular and Thoracic surgery., 30: 565-572.
5. Lê Việt Anh. (2019). Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi lồng ngực cắt u tuyến ức điều trị bệnh nhược cơ tại bệnh viện Quân y 103. Luận án tiến sĩ y học, Học viện Quân y.
6. Tian W., Li X., Tong H., et al. 2020. Surgical effect and prognostic factors of myasthenia gravis with thymoma. Thoracic cancer., 11: 1288-1296.
7. Osserman K. E. and Genkins G. 1971. Studies in myasthenia gravis: review of a twenty-year experience in over 1200 patients. Mt Sinai J Med. 38(6): 497-537.
8. Quian L., Chen X., Huang J., et al. 2017. A comparison of three approaches for the treatment of early stage thymomas: robot-assisted thoracic surgery, video-assisted thoracic surgery, and median sternotomy. Journal of Thoracic Disease., 9(7): 1997-2005.
9. Han X., Gao W., Chen Y., et al. 2019. Relationship between computed tomography imaging features and clinical characteristics, Masaoka-Koga stages, and World Health Organization histological classifications of thymoma. Frontiers in Oncology., 9: 1-13.
10. Marx A., Chan K.C., Coindre J.M., et al. 2015. The 2015 World Health Organization classification of tumors of the thymus: Continuity and changes. J Thorac Oncol., 10(10): p. 1383-1395.