NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH BỆNH MÁU VÀ CƠ QUAN TẠO MÁU TẠI VIỆN HUYẾT HỌC-TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu mô hình bệnh máu và cơ quan tạo máu góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và điều trị bệnh nhân. Mục tiêu: Nghiên cứu sự phân bố các loại bệnh máu và cơ quan tạo máu ở bệnh nhân được điều trị tại viện Huyết học-Truyền máu Trung ương giai đoạn 1/2022-6/2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu 10.037 bệnh nhân được điều trị tại Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương từ 1/2022 – 6/2024. Kết quả: Bệnh ác tính cơ quan tạo máu chiếm tỷ lệ cao nhất (51%), bệnh lý dòng hồng cầu ngoại vi đứng thứ 2 (15,9%), bệnh lý dòng tiểu cầu ngoại vi, bệnh lý huyết sắc tố, các bệnh lý khác liên quan đến máu gặp với tỷ lệ lần lượt là (13%), (7,7%), (5,4%). Nhóm bệnh lý rối loạn đông máu, suy tuỷ và giảm sinh tuỷ, bệnh lý màng, enzym ít gặp hơn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bệnh máu và cơ quan tạo máu, mô hình.
Tài liệu tham khảo

2. Nguyễn Thị Thanh Huyền, Nguyễn Tuấn Tùng (2008), “Nghiên cứu phân bố bệnh máu tại Khoa Huyết học – Truyền máu Bệnh Viện Bạch Mai năm 2016-2017”. Tạp chí y học Việt Nam, tập 467, 5/2018, 318-326.

3. Nguyễn Hữu Chiến và cộng sự (2018-2020), “Nghiên cứu mô hình bệnh lý huyết học bệnh nhân điều trị nội trú tại Viện Huyết học- Truyền máu TW giai đoạn 2018-2020 ”. Đề tài nghiên cứu cơ sở.

4. Stiller CA. (2012). “Childhood cancer in Britain: Incidence, survival, mortality”. Oxford University Press.

5. Tavasolian, Ivan J Ped, (2014), “Relationship beetwen ABO blood group and Acute lymphoblastic leukemia” , Hematol Onco, 2014.

6. Franco Locatelli, (2015), “How I treat juvenile myelomonocytic leukemia”, blood, 12 february 2015, volume 125, number 7.

7. Hasle H, Niemeyer CM, Chessells JM, et al, “A pediatric approach to the WHO classification of myelodysplastic and myeloproliferative diseases”. Leukemia. 2003 Feb. 17(2):277-82

8. Childhood MDS anh MPN, http://www.leukaemiaqld.org.au/disease-information/childhood-blood-cancer/childhood-myelodysplastic-syndromes-myeloproliferative-disorders/.

9. Hoàng Thị Hồng, (2011), “Nghiên cứu tình trạng ứ sắt ở bệnh nhân thalasemia điều trị tại Viện huyết học – Truyền máu trung ương”, luận văn bác sỹ nội trú, trường Đại học y Hà Nội.

10. Nguyễn Thế Hải, (2005), “Nghiên cứu mô hình các loại bệnh máu và cơ quan tạo máu tại khoa huyết học- truyền máu Bệnh viện Bạch Mai từ 2005-2007”. Luận văn tốt nghiệp bác sỹ đa khoa, Đại học Y Hà Nội.
