ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN THAI NGOÀI TỬ CUNG CHƯA VỠ TẠI KHOA SẢN BỆNH VIỆN ĐA KHOA VĨNH LONG NĂM 2022-2023

Hồ Thị Thu Hằng1,, Nguyễn Thị Thu Hằng2
1 Sở Y Tế Vĩnh Long
2 Bệnh viện đa khoa Vĩnh Long

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thai ngoài tử cung là bệnh lý thường gặp trong sản phụ khoa. Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ bảo tồn được chức năng sinh sản cho phụ nữ. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân thai ngoài tử cung chưa vỡ tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long năm 2022 – 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định là thai ngoài tử cung chưa vỡ tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long thời gian từ 07/2022- 08/2023. Kết quả: Tuổi trung bình là 33,52 ± 7,17 tuổi; 51,92% có viêm nhiễm sinh dục, 91,04% có tiền sử phẫu thuật. Triệu chứng rong kinh và rong huyết chiếm 13,46%, đau bụng 96,15%, trễ kinh 76,92%, khối cạnh tử cung 53,85%. Về cận lâm sàng, kích thước khối thai trung bình 25,4 ± 9,55 mm, nồng độ β hCG trung bình 2318,39 ± 1365,88 mUI/ml, nồng độ progesteron trung bình 4,80 ± 45 ng/ml. Kết luận: Độ tuổi trung bình thai ngoài tử cung ngày càng tăng, các triệu chứng thường gặp là đau bụng, trễ kinh, ra huyết âm đạo, định lượng progesterone huyết thanh giúp chẩn đoán và tiên lượng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Vũ Văn Du, Lê Thị Ngọc Hương (2022), “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị chửa ngoài tử cung bằng Methotrexate đơn liều”, Tạp chí nghiên cứu Y học, 156(8), tr. 102-109.
2. Vương Tiến Hòa (2015), Chẩn đoán và điều trị chửa ngoài tử cung, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 54-55.
3. Đào Nguyên Hùng, Nguyễn Hà Việt Hưng, Hoàng Văn Sơn (2020), “Đánh giá kết quả điều trị chửa ngoài tử cung tại Bệnh viện Quân y 103”, Tạp chí Y học Việt Nam, 517(2), tr. 304-309.
4. Huỳnh Trinh Thức (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị TNTC chưa vỡ tại bệnh viện sản nhi An Giang, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Bùi Chí Thương (2018), “Tỉ lệ thai ngoài tử cung thoái triển và các yếu tố liên quan”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 22, số 1.
6. Lê Hoàng Tín (2018), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, kết quả và một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị nội khoa TNTC chưa vỡ bằng methotrexate tại Bệnh viện Phụ sản thành phố Cần Thơ, Luận văn chuyên khoa cấp 2, Trường Đại Học y Dược Cần Thơ.
7. Barnhart KT, Sammel MD, Clarisa SD (2006), “Risk factors of ectopic pregnancy in women with symtomatic firsttrimester pregnancies”, Fertil Steril.
8. Mikolajczyk R T, Kraut A A, and Garbe E (2018), “Evaluation of pregnancy outcome records in the German Pharmacoepidemiological Research Database (GePaRD)”. Pharmacoepidemiol Drug Saf, 22 (8), pp. 873-880.
9. Refaat Bassem and Bahathiq Adil O (2020), “The performances of serum activins and follistatin in the diagnosis of ectopic pregnancy: A prospective case-control study”, Clinica Chimica Acta, 500, pp. 69-74.
10. Stern JJ, Voss F, and Coulam CB (1993), “Early diagnosis of ectopic pregnancy using receiver-operator characteristic curves of serum progesterone concentrations”, Hum Reprod, 8 (5), pp.775-9.