KẾT QUẢ PHẪU THUẬT THAY ĐĨA ĐỆM, GHÉP XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT, CỐ ĐỊNH CỘT SỐNG CỔ TRƯỚC (ACDF) ĐƠN TẦNG CHO BỆNH NHÂN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG CỔ TẠI BỆNH VIỆN VIỆT ĐỨC

Đỗ Mạnh Hùng1,, Phạm Minh Đức1
1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật thay đĩa đệm, ghép xương liên thân đốt, cố định cột sống cổ trước (ACDF) đơn tầng cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu với 41 bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ được thay đĩa đệm, ghép xương liên thân đốt, cố định cột sống cổ trước (ACDF) đơn tầng tại Bệnh viện Việt Đức từ tháng 1/2022 – tháng 1/2023. Kết quả: Có 41 bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là nữ chiếm 56,1%, tuổi trung bình là 45,8 ± 7,68. Đa số bệnh nhân có triệu chứng chèn ép tuỷ với biểu hiện giảm sự khéo léo bàn tay (58,5%), yếu tứ chi (75,6%), tăng phản xạ gân xương (63,4%), dấu hiệu Hoffmann dương tính (68,2%). Điểm mJOA trung bình là 9,8 ± 4,2, NDI trung bình là  51,6% ± 11,3 %. Đặc điểm của phẫu thuật thời gian mổ trung bình là 60,58 ± 18,14 phút, lượng máu mất trung bình là 65,18 ± 18,14 ml, thời gian nằm viện trung bình là 5,42 ± 1,21 ngày. Tai biến trong mổ chỉ có 1 bệnh nhân có tổn thương thần kinh thanh quản. Biến chứng sau mổ có 2 bệnh nhân nuốt vướng và 1 bệnh nhân nói khàn. Điểm VAS, NDI, mJOA đều cải thiện đáng kể sau mổ 1 tháng và 6 tháng. Có 6 bệnh nhân tổn thương tầng liền kề chiếm 14,6%. Kết luận: Phẫu thuật thay đĩa đệm, ghép xương liên thân đốt, cố định cột sống cổ trước (ACDF) cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là phẫu thuật an toàn với tỉ lệ biến chứng thấp, mang lại hiệu quả lâm sàng đáng kể cho người bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lương Đức Hà (2018). Đánh giá kết quả điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phương pháp phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo có khớp tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Luận án thạc sỹ. Trường Đại học Y Hà Nội. 2018
2. Hoàng Văn Chiến. Nghiên cứu chẩn đoán phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng phương pháp thay đĩa đệm nhân tạo. Luận án Tiến sỹ y học. Học viên Quân y. 2016
3. Lê Trọng Sanh và cs. Lê Trọng Sanh. Nghiên cứu chẩn đoán và kết quả điều trị phẫu thuật thoát vị đĩa đệm cột sống cổ bằng đường cổ trước tại bệnh viện Việt Đức, Luận án Tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.2010
4. Nordin M et al. “Assesment of Neck Pain and Its Associated Disorders: Results of the Bone and Joint Decade 2000-2010 Task Force on Neck Pain and Its Associated Disorders”. Eur Spine 17 (Suppl 1), 2008: S101 – S122.
5. Panjabi MM, White AA. Basic biomechanics of the spine. Neurosurgery. 1980;7(1):76-93.
6. Bolong Zheng, Dingjun Hao, Hua Guo, Baorong He. ACDF and TDR for patients with cervical sondylosis – an 8 year follow up study. BMC Surgery: 113 (2017).
7. Kim HK, Kim MH, Cho DS, Kim SH. Surgical outcome of cervical arthroplasty using bryan(r). J Korean Neurosurg Soc. 2009; 46(6):532-537.
8. Nguyễn Hùng Minh, Nguyễn Trung Kiên. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và kết quả phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ một tầng. Luận án Tiến sỹ Y học. Học viện Quân y. 2020
9. Rozankovic M, Marasanov SM, Vukic M. Cervical Disk Replacement With Discover Versus Fusion in a Single – Level Cervical Disk Disease: A Prospective Single – Center Randomized Trial With a Minimum 2-Year Follow-up. Clin Spine Surg. 2017;30(5): E515-E522.