KẾT QUẢ ĐỊNH VỊ KIM DÂY DƯỚI HƯỚNG DẪN X QUANG VÚ TRONG PHẪU THUẬT TỔN THƯƠNG VÚ NGHI NGỜ ÁC TÍNH

Vũ Thúy Hằng1, Nguyễn Văn Thi1, Chu Thu Hà1, Nguyễn Quốc Dũng2, Nguyễn Thái Bình3,4,
1 Bệnh viện K
2 Bệnh viện Medlatec
3 Trường Đại học Y Hà Nội
4 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá tính hữu ích của kỹ thuật định vị kim dây dưới hướng dẫn của hình ảnh đối với các tổn thương vú nghi ngờ ác tính được phát hiện bằng X quang vú. Đối tượng và phương pháp: trong nghiên cứu này, kỹ thuật định vị kim dây dưới hướng dẫn của X quang vú đã được thực hiện trên 64 bệnh nhân với 70 tổn thương vú nghi ngờ ác tính tại bệnh viện K trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 06 năm 2024. Sau đó, tiến hành kiểm tra mô bệnh học các mẫu bệnh phẩm đã được cắt bỏ sau phẫu thuật. Tất cả các hình ảnh chụp X quang vú của bệnh nhân đều được phân loại theo hệ thống dữ liệu và báo cáo hình ảnh vú (BI – RADS). Kết quả: Về mặt X quang, 21 trường hợp (30%) được phân loại BI-RADS 3, 48 trường hợp (68.6%) BI-RADS 4, 1 trường hợp (1.4%) BI-RADS 5. Kết quả mô bệnh học lành tính ở 58 (82.9%) trường hợp và ác tính ở 12 (17.1%) trường hợp. Cả 21 trường hợp được phân loại BI-RADS 3 đều có kết quả giải phẫu bệnh lành tính. Bên cạnh đó, 48 trường hợp được phân loại BI-RADS 4 có 11 trường hợp có kết quả mô bệnh học ác tính và 37 trường hợp lành tính. Không có trường hợp nào ghi nhận di lệch dây móc định vị. Chỉ có 1 trường hợp chảy máu nhẹ sau định vị, chiếm tỷ lệ 1.4%. Kết luận: Định vị kim dây dưới hướng dẫn của X quang vú là một phương pháp an toàn, hiệu quả trong chẩn đoán sớm ung thư vú.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bray F, McCarron P, Parkin DM. The changing global patterns of female breast cancer incidence and mortality. Breast Cancer Res. 2004;6(6):229. doi:10.1186/bcr932
2. Center TU of A at BCC _. Breast Cancer Screening and Diagnosis Clinical Practice Guidelines. J Natl Compr Canc Netw. 2006;4(5):480. doi:10.6004/jnccn.2006.0040
3. Demiral G, Senol M, Bayraktar B, Ozturk H, Celik Y, Boluk S. Diagnostic Value of Hook Wire Localization Technique for Non-Palpable Breast Lesions. J Clin Med Res. 2016;8(5):389-395. doi:10.14740/jocmr2498w
4. Liberman L, Kaplan J, Van Zee KJ, et al. Bracketing Wires for Preoperative Breast Needle Localization. Am J Roentgenol. 2001;177(3):565-572. doi:10.2214/ajr.177.3.1770565
5. Altomare V, Guerriero G, Giacomelli L, et al. Management of Nonpalpable Breast Lesions in a Modern Functional Breast Unit. Breast Cancer Res Treat. 2005;93(1):85-89. doi:10.1007/s10549-005-3952-1
6. Ozdemir A. The analysis of 381 preoperatively localized nonpalpable breast lesions. Tansal Ve Giriimsel Radyoloji. 2000;214(2):314-322.
7. Meyer JE, Amin E, Lindfors KK, Lipman JC, Stomper PC, Genest D. Medullary carcinoma of the breast: mammographic and US appearance. Radiology. 1989;170(1) :79-82. doi:10.1148/ radiology.170.1.2642350
8. Orel SG, Kay N, Reynolds C, Sullivan DC. BI-RADS Categorization As a Predictor of Malignancy. Radiology. 1999;211(3): 845-850. doi:10.1148/ radiology.211.3.r99jn31845
9. Sickles EA. Nonpalpable, circumscribed, noncalcified solid breast masses: likelihood of malignancy based on lesion size and age of patient. Radiology. 1994;192(2):439-442. doi:10.1148/radiology.192.2.8029411