CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ Ổ TỤ DỊCH MẬT TỰ PHÁT DƯỚI BAO GAN HIẾM GẶP (SPONTANEOUS INTRAHEPATIC BILOMA)

Thái Nguyên Hưng1,, Trịnh Thành Vinh2
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu hồi cứu ca lâm sàng hiếm gặp ổ tụ dịch mật dưới bao gan tự phát với 2 mục tiêu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của ca lâm sàng ổ tụ dịch mật dưới bao gan tự phát hiếm gặp. 2. Kết quả can thiệp, điều trị ổ tụ dịch mật tự phát và điểm lại Y văn. Kết quả nghiên cứu: Bệnh nhân (BN) nam, 62 T. Tiền sử (TS) đã phẫu thuật ung thư dạ dày (UTDD) tại BV K cách > 2 tháng, đang điều trị hóa chất. Đau bụng dưới sườn phải (DSP) và thượng vị, sốt 38 độ. Khám bụng không sờ thấy mass. Xét nghiệm: HC 3,47 T/L; Hb 8,7 g/L; Hematocrite; 0,267 L/L; BC: 10,54 G/L; Tiểu cầu: 5,13 G/L; Bilirubile 6,9 mmol/L; GOT 65,8 U/L; GPT 48,6 U/L; Albumin 29,6 g/L, Amylase 105 U/L; Lypase 68,2 U/L. Siêu âm bụng và chụp CLVT: ổ tụ dịch dưới bao gan kích thước > 13-6 cm. Không có dịch tự do ổ bụng. Chụp MRI và MRC: ổ tụ dịch > 13-6 cm dưới bao gan ngay sát đường mật phân thùy sau và hạ phân thùy VI, HPTVII. Đường mật trong và ngoài gan không giãn, không có sỏi, túi mật bình thường, không có dịch dưới gan và ổ bụng. Can thiệp: Dẫn lưu (DL) qua da dưới hướng dẫn siêu âm hút ra > 500-600 ml mật , không có mủ. Lưu sond 2 tuần. SA bụng kiểm tra ổ dịch < 5 cm, BN hết đau bụng, không sốt, không có triệu chứng lâm sàng. Rút DL sau 3 tuần. Phối hợp với dùng kháng sinh 7 tuần (kháng sinh thế hệ 3). Kết luận: Ổ tụ dịch mật tự phát dưới bao gan vô cùng hiếm gặp. Các ổ tụ dịch mật có thể dưới bao gan hoặc dưới gan, nằm ở  ngoài đường mật trong gan và ngoài gan. Triệu chứng lâm sàng hay gặp đau bụng dưới sườn phải, thượng vị, có thể có sốt. Siêu âm và CLVT có đô nhạy và độ đặc hiệu cao trong chẩn đoán ổ tụ dịch mật (chụp CLVT có độ nhạy và độ đặc hiệu 90%). Chụp cộng hưởng từ đường mật có độ nhạy và độ đặc hiệu > 95%, có thể xác định vị trí tổn thương đường mật, giãn hay hẹp đường mật, quan hệ giải phẫu giữa ổ tụ dịch mật và đường mật trong ngoài gan. Điều trị chủ yếu là dẫn lưu qua da dưới  hướng dẫn siêu âm hay CLVT phối hợp với điều trị kháng sinh. Có thể mở cơ oddi và đặt stent đường mật qua nội soi mật tụy ngược dòng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Christoforidis E et al. A single center experience in minimally invasive treatment of postcholecystectomy bile leak, complicated with biloma formation. J Surg Res 2007; 141:171-5.
2. Akhtar MA, Bandyopadhyay D, Montgomery HD, Mahomed A. Spontaneous Idiopathic subcapsular. J Hepatobiliary Pancrea Surg 2007: 14: 579-81.
3. Majid MUSHTAQUE et al: Spontaneous hepatic subcapsular biloma: Report of three cases withreview of the literature. Turk J Gastroenterol 2012; 23 (3): 284-289).
4. FuJiwara et al. Spontanous rupture of an intrahepatic bile duct with biloma treated by percutaneous drainage and endoscopic sphinterotomy. Am J Gastroenterol 1998;93: 2282-4.
5. Vazques JL et al. Evaluation and treatment of intraabdominal bilomas. AJR Am J Roentgenol 1985; 144: 933-8 .
6. Thái Nguyên Hưng. Đánh giá kết quả ban đầu chẩn đoán và điều trị tăng áp lực ổ bụng sau chấn thương gan nhân 10 trường hợp. Tạp chí Phẫu Thuật Nội Soi và Nội Soi Việt Nam. 3(9) 2019 : 30-37.
7. Thái Nguyên Hưng. Đánh giá kết quả chẩn đoán và điều trị các biến chứng muộn chấn thương gan. Tạp chí Y học Việt nam; tháng 2 (1) 2022: 76-81.