ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG XƯƠNG HÀM CỦA BỆNH NHÂN MẤT RĂNG HÀM LỚN HÀM TRÊN BẰNG PHIM CBCT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá tình trạng xương hàm của bệnh nhân mất răng hàm lớn hàm trên bằng phương pháp chụp phim cắt lớp vi tính chùm tia nón (CBCT). Phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên phim CBCT của 151 bệnh nhân bị mất răng hàm lớn hàm trên và phân tích, xử lý để khảo sát kích thước xương hàm vùng mất răng, cũng như mật độ xương. Kết quả: Kích thước xương hàm bao gồm chiều cao, chiều rộng và chiều dày xương hàm đều giảm theo số lượng răng mất, trong đó sự khác biệt về chiều dày có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Chiều cao xương hàm <8mm chiếm tỉ lệ cao (53,51%). Chiều cao sống hàm thấp nhất (<4mm) phổ biến ở vị trí răng số 7. Chiều dày xương hàm từ 6-9mm chiếm ưu thế. Chiều rộng xương hàm khi mất 1 răng chủ yếu từ 8-12mm. Đa số bệnh nhân có xương loại C (81,1%). Không gặp xương có mật độ D1 và D2 trong khi xương có mật độ D5 chiếm ưu thế (71,43%). Kết luận: Việc nghiên cứu tình trạng xương hàm vùng mất răng, cụ thể là kích thước và mật độ xương hàm giúp các bác sĩ có thể lên kế hoạch điều trị phù hợp với từng bệnh nhân, đặc biệt trong cấy ghép implant, đảm bảo kết quả tốt nhất cho bệnh nhân
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xương hàm trên, mất răng, CBCT
Tài liệu tham khảo
2. Ohiomoba H, et al. Quantitative evaluation of maxillary alveolar cortical bone thickness and density using computed tomography imaging. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 2017 Jan 1;151(1):82–91.
3. Thanh PTM, và cộng sự. Tình trạng và nhu cầu điều trị răng miệng của bệnh nhân tại Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tạp Chí Nghiên Cứu Học. 2024 Feb 27;174(1):234–41.
4. Acharya A, et al. Residual ridge dimensions at edentulous maxillary first molar sites and periodontal bone loss among two ethnic cohorts seeking tooth replacement. Clin Oral Implants Res. 2014 Dec;25(12):1386–94.
5. Tùng ĐT. Phân tích độ dày màng xoang, chiều cao sống hàm vùng mất răng sau hàm trên bằng conebeam CT ứng dụng trong cấy ghép implant có nâng xoang. 2013;
6. Shanbhag S, et al. Cone-beam computed tomographic analysis of sinus membrane thickness, ostium patency, and residual ridge heights in the posterior maxilla: implications for sinus floor elevation. Clin Oral Implants Res. 2014 Jun; 25(6):755–60.
7. Smith J, et al. Alveolar Bone Resorption Patterns in Multiple Tooth Loss. International Journal of Dental Research. 2019;
8. Kim H., et al. Alveolar Bone Changes After Molar Extractions: A Comparative Study. Ournal Periodontol. 2020;456–62.
9. Zhao L, et al. Changes in alveolar process dimensions following extraction of molars with advanced periodontal disease: A clinical pilot study. Clin Oral Implants Res. 2019 Apr;30(4):324–35.
10. Gupta R, et al. Alveolar Bone Classification Post-Extraction Using Misch and Judy System. Int J Oral Health Dent. 2019;212–8.