VẠT CÂN - CƠ TỰ THÂN ỨNG DỤNG CHE PHỦ LỖ MỞ XƯƠNGTRONG PHẪU THUẬT BƠM RỬA MÁU TỤ DƯỚI MÀNG CỨNG MẠN TÍNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả kỹ thuật và đánh giá hiệu quả bước đầu sử dụng vạt cân - cơ tự thân che phủ lỗ mở xương trong phẫu thuật bơm rửa máu tụ dưới màng cứng (DMC) mạn tính. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang thực hiện trên 35 bệnh nhân được phẫu thuật bơm rửa máu tụ dưới màng cứng mạn tính có sử dụng vạt cân - cơ tự thân che phủ lỗ mở xương tại Bệnh viện E giai đoạn 1/2022-1/2024. Kết quả: Tuổi trung bình: 63,4 ±15,4 tuổi. Tỷ lệ Nam/nữ: 4/1. Có 22,9% bệnh nhân đến viện ghi nhận tri giác tỉnh táo (Glassgow 15 điểm), 77,1% suy giảm tri giác (Glassgow <15 điểm), trong đó 11,4% hôn mê (Glassgow <12 điểm). Máu tụ DMC một bên chiếm 85,7% và hai bên là 14,3%. Chức năng đông máu trước mổ ghi nhận 1 bệnh nhân giảm cả số lượng tiểu cầu và chức năng đông máu do xơ gan, 1 bệnh nhân rối loạn chức năng đông máu do dùng thuốc chống đông, 1 bệnh nhân sau lọc máu chu kỳ có sử dụng Heparin. Thời gian phẫu thuật với máu tụ một bên là 43,2±8,9 phút, máu tụ hai bên là 87±14,3 phút. Phương pháp vô cảm tê tại chỗ chiếm 94,3%. Tri giác sau mổ 24h: 91,4% tỉnh táo sau mổ, chỉ ghi nhận 2 bệnh nhân sau mổ còn hôn mê do tổn thương phù não và di chứng xuất huyết não từ trước mổ và đều cải thiện điểm tri giác so với trước phẫu thuật. Các biến chứng sớm sau mổ: máu tụ DMC cấp tính ghi nhận 1 trường hợp bệnh nhân có rối loạn chức năng đông máu, tiểu cầu do xơ gan và được điều trị bảo tồn thành công, không ghi nhận rò dịch não tủy qua vết mổ sau mổ, không ghi nhận nhiễm trùng sau mổ. Các bệnh nhân đều được theo dõi và tái khám tại thời điểm 1 và 2 tháng sau phẫu thuật, không ghi nhận trường hợp nào máu tụ tái phát. Kết luận: Phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng mạn tính bằng khoan sọ, bơm rửa máu tụ và dẫn lưu kín là kĩ thuật an toàn, hiệu quả. Sử dụng vạt cân - cơ tự thân che phủ lỗ mở xương là cải tiến kĩ thuật an toàn, dễ thực hiện và giúp giảm tỷ lệ các biến chứng chảy máu, rò dịch não tủy, nhiễm trùng sau mổ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Máu tụ dưới màng cứng mạn tính, phẫu thuật bơm rửa máu tụ dưới màng cứng, vạt cân-cơ tự thân.
Tài liệu tham khảo
2. Rauhala M, Helén P, Huhtala H, et al. Chronic subdural hematoma-incidence, complications, and financial impact. Acta Neurochir (Wien). 2020;162(9): 2033-2043. doi:10.1007/s00701-020-04398-3.
3. S. Greenberg Mark. Greenberg’s Handbook of Neurosurgery 9th Edition. Thieme Medical Publishers, 2020.
4. Almenawer SA, Farrokhyar F, Hong C, et al. Chronic subdural hematoma management: a systematic review and meta-analysis of 34,829 patients. Ann Surg. 2014;259(3):449-457. doi:10.1097/SLA.0000000000000255.
5. Gelabert-González M, Iglesias-Pais M, García-Allut A, Martínez-Rumbo R. Chronic subdural haematoma: surgical treatment and outcome in 1000 cases. Clinical Neurology and Neurosurgery. 2005;107(3): 223-229. doi:10. 1016/j.clineuro.2004.09.015.
6. Ngô Mạnh Hùng. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh bệnh nhân máu tụ dưới màng cứng mạn tính được điều trị phẫu thuật tại bệnh viện Việt Đức từ 2017-2018. Tạp chí Y học Việt Nam, 2021 (3), 208-211.
7. Nguyễn Văn Tuấn. Kết quả phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng mạn tính tại bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình. Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2017.
8. Yang and Chen. Occurrence and development of chronic subdural hematoma: Observation of the pathological changes under the electron microscope. Asian J. Surgery. 1993; 16(3): 240-243.
9. Phonevilay Sihalath. Kết quả điều trị phẫu thuật máu tụ dưới màng cứng mạn tính ở người bệnh trên 70 tuổi tại bệnh viện Việt Đức. Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội, 2020.
10. D. Kitya, M. Punchak, J. Abdelgadir, O. Obiga, D. Harborne, and M. M. Haglund. Causes, clinical presentation, management, and outcomes of chronic subdural hematoma at Mbarara Regional Referral Hospital. Neurosurg. Focus, vol. 45, no. 4, p. E7, Oct. 2018, doi: 10.3171/2018.7.FOCUS18253.