GIÁ TRỊ CỦA THANG ĐIỂM PIRADS V2.1 TRÊN CỘNG HƯỞNG TỪ KẾT HỢP PSA TỶ TRỌNG TRONG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT

Trần Lê Sơn1, Hoàng Đình Âu1,2,, Lê Văn Tuyền1, Trương Thị Thanh1, Phạm Văn Điệp1, Lê Tuấn Linh1,2
1 Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá giá trị chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt (TTL) sử dụng kết hợp thang điểm PIRADS v2.1 trên cộng hưởng từ với PSA tỷ trọng (PSAD). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu và tiến cứu trên 139 BN được chụp cộng hưởng từ (CHT) và sinh thiết TTL từ 02/2022 đến 05/2024 tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Nghiên cứu giá trị chẩn đoán ung thư TTL của thang điểm PIRADS v2.1 kết hợp với PSAD có đối chiếu kết quả giải phẫu bệnh sau sinh thiết. Kết quả: PSAD trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 0.53 ng/ml2, của nhóm ung thư là 0.86±0.88ng/ml2, nhóm không ung thư là 0,40±0,39ng/ml2. Ở nhóm PIRADS 3 tỷ lệ bệnh nhân ung thư chỉ chiếm 12.2%, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm PIRADS 5 là 85%. Không có bệnh nhân ung thư nào có phân loại PIRADS dưới 3. Diện tích dưới đường cong của thang điểm PIRADS, PSAD lần lượt là 0,89 và 0,701. Với ngưỡng PIRADS ≥4, PIRADS v2.1 có khả năng phát hiện UTTTL với độ nhạy 87.8%; độ đặc hiệu 72.4%. Với ngưỡng giá trị PSAD≥  0.5ng/ml2, PSAD có khả năng phát hiện UTTTL với độ nhạy 63,4%; độ đặc hiệu 78.6%. Kết hợp điểm PIRADS v2.1 và PSAD để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt có độ nhạy 92.6% và độ đặc hiệu 93.9% giá trị chẩn đoán dương tính 86.4%, giá trị chẩn đoán âm tính 96.8%. Kết luận: Sự kết hợp giữa PSA tỷ trọng và thang điểm PIRADS v2.1 giúp cải thiện khả năng chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Bệnh nhân có điểm PI-RADS ≤ 3 và PSA tỷ trọng <0,15 ng/ml2 có thể tránh được sinh thiết tuyến tiển liệt không cần thiết

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Sung H, Ferlay J, Siegel RL, et al. Global Cancer Statistics 2020: GLOBOCAN Estimates of Incidence and Mortality Worldwide for 36 Cancers in 185 Countries. CA Cancer J Clin. 2021;71(3):209-249. doi:10.3322/caac.21660
2. Stevens E, Truong M, Bullen JA, Ward RD, Purysko AS, Klein EA. Clinical utility of PSAD combined with PI-RADS category for the detection of clinically significant prostate cancer. Urol Oncol. 2020;38(11):846.e9-846.e16. doi:10.1016/j.urolonc.2020.05.024
3. Washino S, Okochi T, Saito K, et al. Combination of prostate imaging reporting and data system (PI-RADS) score and prostate-specific antigen (PSA) density predicts biopsy outcome in prostate biopsy naïve patients. BJU Int. 2017;119(2):225-233. doi:10.1111/bju.13465
4. Yusim I, Krenawi M, Mazor E, Novack V, Mabjeesh NJ. The use of prostate specific antigen density to predict clinically significant prostate cancer. Sci Rep. 2020;10(1):20015. doi:10.1038/s41598-020-76786-9
5. Yanai Y, Kosaka T, Hongo H, et al. Evaluation of prostate-specific antigen density in the diagnosis of prostate cancer combined with magnetic resonance imaging before biopsy in men aged 70 years and older with elevated PSA. Mol Clin Oncol. 2018;9(6):656-660. doi:10.3892/ mco.2018.1725
6. An J, Kim Y, Seo J, et al. In prostatic transition zone lesions (PI-RADS v2.1): which subgroup should be biopsied? Egyptian Journal of Radiology and Nuclear Medicine. 2021;52:192. doi:10.1186/ s43055-021-00543-9
7. Pokorny MR, de Rooij M, Duncan E, et al. Prospective study of diagnostic accuracy comparing prostate cancer detection by transrectal ultrasound-guided biopsy versus magnetic resonance (MR) imaging with subsequent MR-guided biopsy in men without previous prostate biopsies. Eur Urol. 2014;66(1): 22-29. doi:10.1016/j.eururo.2014.03.002
8. Hansen NL, Kesch C, Barrett T, et al. Multicentre evaluation of targeted and systematic biopsies using magnetic resonance and ultrasound image-fusion guided transperineal prostate biopsy in patients with a previous negative biopsy. BJU Int. 2017;120(5):631-638. doi:10.1111/bju.13711