NHÂN ĐÁNH GIÁ ĐAU DO NGUYÊN THẦN KINH BẰNG THANG ĐIỂM PAINDETECT Ở BỆNH NHÂN THOÁI HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, Xquang và đặc điểm đau do nguyên nhân đau thần kinh theo thang điểm PainDETECT ở bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng. Đối tượng nghiên cứu: Tiến hành nghiên cứu trên 105 bệnh nhân được chẩn đoán thoái cột sống thắt lưng có đau đau cột sống với thang điểm VAS ≥ 3 điểm đang điều trị tại Trung tâm Cơ Xương Khớp và phòng khám ngoại trú bệnh viện Bạch Mai từ 8/2023 đến 8/2024. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Kết quả: 1. Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 62,0 ± 11,5 năm; đa số là nữ (67,6%); chủ yếu là lao động trí óc (58,1%). Đau cột sống thắt lưng chủ yếu xuất hiện tự nhiên (54,3%); thời gian đau chủ yếu >6 tháng (55,2%). Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất: ấn đau điểm đau cạnh sống (100%), co cứng cơ cạnh sống ( 81,9%), giảm chỉ số Schober (67,6%), tăng khoảng cách tay đất (65,7%). 2. Triệu chứng Xquang thường gặp nhất: đặc xương dưới sụn (78,1 %), gai xương thân đốt sống (75,2 %). 3. Tỷ lệ đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân đau thần kinh ở bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng theo thang điểm PainDETECT là 27,6%. Triệu chứng đau thần kinh theo thang điểm PainDETECT hay gặp là tê bì (72,4%), đau đột ngột như điện giật (64,8%), đau như ngứa ran hay châm chích (61,9%), đau khi có lực tác dụng nhẹ (58,1%), kiểu đau hay gặp nhất là đau dai dẳng với sự tăng giảm nhẹ (48,1%) và đau có tính chất lan tỏa (43,2%). Kết luận: Tỷ lệ đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân đau thần kinh ở bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng theo thang điểm PainDETECT là 26,7% và có thể đau do nguyên nhân thần kinh là 22,9%. Triệu chứng đau thần kinh theo thang điểm PainDETECT hay gặp là tê bì, đau như nóng rát, đau khi có lực tác dụng nhẹ chiếm, đau như ngứa ran hay kim châm, kiểu đau hay gặp nhất là đau dai dẳng với sự tăng giảm nhẹ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thoái hóa cột sống thắt lưng, đau do nguyên nhân thần kinh, PainDETECT
Tài liệu tham khảo
2. Freynhagen R, Baron R, Gockel U, Tölle TR. painDETECT: a new screening questionnaire to identify neuropathic components in patients with back pain. Current Medical Research and Opinion. 2006; 22(10): 1911-1920. doi:10.1185/ 030079906X132488
3. Phùng Đức Tâm et al. Đặc điểm đau thần kinh theo thang điểm LANSS ở bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng tại bệnh viện Bạch Mai. :245. doi:tapchiyhocvietnam.vn/index.php/vmj/article/view/10205
4. Sakai Y, Matsui H, Ito S, et al. Sarcopenia in elderly patients with chronic low back pain. Osteoporos Sarcopenia. 2017;3(4):195-200. doi:10.1016/j.afos.2017.09.001
5. Freynhagen R, Baron R, Gockel U, Tölle TR. painDETECT: a new screening questionnaire to identify neuropathic components in patients with back pain. Curr Med Res Opin. 2006;22(10):1911-1920. doi:10.1185/030079906X132488
6. Kew Y, Tan CY, Ng CJ, et al. Prevalence and associations of neuropathic pain in a cohort of multi-ethnic Asian low back pain patients. Rheumatol Int. 2017;37(4):633-639. doi:10.1007/ s00296-016-3633-x
7. Hasvik E, Haugen A j., Gjerstad J, Grøvle L. Assessing neuropathic pain in patients with low back-related leg pain: Comparing the painDETECT Questionnaire with the 2016 NeuPSIG grading system. European Journal of Pain. 2018;22(6):1160-1169. doi:10.1002/ejp.1204
8. Koop SMW, ten Klooster PM, Vonkeman HE, Steunebrink LMM, van de Laar MAFJ. Neuropathic-like pain features and cross-sectional associations in rheumatoid arthritis. Arthritis Res Ther. 2015;17(1):237. doi:10.1186/s13075-015-0761-8