SO SÁNH GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG 30 NGÀY THEO TIÊU CHUẨN PHỤ VIÊM PHỔI NẶNG ATS/IDSA, THANG ĐIỂM CURB-65 VÀ PSI Ở BỆNH NHÂN VIÊM PHỔI MẮC PHẢI CỘNG ĐỒNG TẠI BỆNH VIỆN PHẠM NGỌC THẠCH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: So sánh giá trị tiên lượng tử vong 30 ngày theo tiêu chuẩn phụ viêm phổi nặng ATS/IDSA, thang điểm CURB-65 và PSI ở bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng nhập viện tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu kết hợp hồi cứu hồ sơ bệnh án trên những bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi mắc phải cộng đồng tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ tháng 01 đến tháng 10 năm 2022. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 145 bệnh nhân, nam nhiều hơn nữ với tỷ lệ xấp xỉ 2:1. Độ nhạy của tiêu chuẩn phụ ATS/IDSA cao hơn (92,9%) so với hai thang điểm CURB-65 và PSI (cùng là 87,5%). Độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và âm của tiêu chuẩn phụ ATS/IDSA và CURB-65 gần như tương đương và cao hơn so với thang điểm PSI. Cả 3 thang điểm đều có khả năng tiên lượng tốt (AUC > 0,8) kết cục tử vong trong 30 ngày của bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng và kết quả này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong đó, bộ tiêu chuẩn phụ ATS/IDSA cho thấy giá trị AUC cao nhất là 0,902 và có ý nghĩa thống kê (p = 0,030). Kết luận: Bộ tiêu chuẩn phụ ATS/IDSA, thang điểm CURB-65 và thang điểm PSI có khả năng tiên lượng tốt kết cục tử vong 30 ngày của bệnh nhân viêm phổi mắc phải cộng đồng. Trong đó, bộ tiêu chuẩn phụ ATS/IDSA có giá trị tiên lượng tử vong tốt hơn với diện tích dưới đường cong AUC là 0,902, độ nhạy, độ đặc hiệu và giá trị tiên đoán dương lần lượt là 0,929, 0,938 và 0,591.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm phổi mắc phải cộng đồng, ATS/IDSA, CURB-65, PSI
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế. Hướng Dẫn Chẩn Đoán và Điều Trị Viêm Phổi Mắc Phải Cộng Đồng ở Người Lớn.; 2020:7-45.
3. Marti C, Garin N, Grosgurin O, et al. Prediction of severe community-acquired pneumonia: a systematic review and meta-analysis. Crit Care. 2012;16(4):R141. doi:10.1186/cc11447
4. Tạ Thị Diệu Ngân. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và căn nguyên của viêm phổi mắc phải tại cộng đồng. Đại học Y Hà Nội; 2016.
5. Lê Tiến Dũng. Các hệ thống thang điểm đánh giá mức độ nặng ở viêm phổi cộng đồng. Y học thành phố Hồ Chí Minh. Published online 2016.
6. Guo Q, Song W dong, Li H yan, et al. Scored minor criteria for severe community-acquired pneumonia predicted better. Respiratory Research. 2019; 20(1):22. doi:10.1186/s12931-019-0991-4
7. Barlas RS, Clark AB, Loke YK, et al. Comparison of the prognostic performance of the CURB-65 and a modified version of the pneumonia severity index designed to identify high-risk patients using the International Community-Acquired Pneumonia Collaboration Cohort. Respir Med. 2022;200:106884. doi:10.1016/j.rmed.2022.106884
8. Nguyễn Văn Tuấn. Mô Hình Hồi Quy và Khám Phá Khoa Học. Vol 1. Nhà xuất bản tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh; 2022.
9. Kaal AG, Hoek L op de, Hochheimer DT, et al. Outcomes of community-acquired pneumonia using the Pneumonia Severity Index versus the CURB-65 in routine practice of emergency departments. ERJ Open Research. 2023;9(3). doi:10.1183/23120541.00051-2023