MỐI LIÊN QUAN GIỮA HÌNH ẢNH 18F-FDG PET/CT VỚI ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG SỐNG THÊM KHÔNG TIẾN TRIỂN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ TUYẾN GIÁP THỂ BIỆT HÓA KHÁNG IỐT PHÓNG XẠ

Nguyễn Thị Phương1,, Lê Ngọc Hà1
1 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Phân tích mối liên quan giữa các thông số chuyển hóa 18F-FDG PET/CT với một số đặc điểm lâm sàng và tìm hiểu giá trị tiên lượng sống thêm không tiến triển 1 năm ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hóa kháng iốt phóng xạ. Đối tượng và phương pháp: 122 bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hoá (UTTG TBH) kháng iốt phóng xạ được đưa vào nghiên cứu. Xác định các thông số chuyển hóa FDG bao gồm SUVmax, SUVmean, SUVpeak của tổn thương cao nhất, tổng MTV và TLG của tất cả các tổn thương (tMTV, tTLG) và so sánh với các yếu tố lâm sàng dựa vào kiểm định Kruskal – Wallis H hoặc Mann Whitney U. Sử dụng đường cong ROC để xác định giá trị ngưỡng của các thông số chuyển hóa 18F-FDG PET/CT trong dự đoán sống thêm không tiến triển 1 năm. Kết quả: Giá trị các thông số chuyển hóa 18F- FDG PET/CT cao hơn có ý nghĩa thống kê ở nhóm bệnh nhân tuổi > 55, giai đoạn III – IV trước chụp 18F-FDG PET/CT, di căn xương, Tg kích thích > 170 ng/ml và Tg – DT ≤ 1 năm so với nhóm còn lại (p < 0,05). Các thông số chuyển hóa có giá trị dự đoán sống thêm không tiến triển trong 1 năm với độ nhạy cao > 90 % và giá trị ngưỡng của log-SUVmax (g/ml), log-SUVmean (g/ml), log-SUVpeak (g/ml), log-TLG (g/ml x cm3) và log-tMTV (cm3) lần lượt là 1,09; 0,88; 0,87; 1,31 và 0,66 (AUC tương ứng là 0,90; 0,89; 0,91; 0,91và 0,89; p < 0,001). Kết luận: Các thông số chuyển hóa của 18F-FGD PET/CT có mối liên quan với tuổi, giai đoạn bệnh, di căn phổi và di căn xương, Tg kích thích, Tg-DT và có giá trị trong dự đoán sống thêm không tiến triển 1 năm sau chụp 18F-FDG PET/CT ở bệnh nhân UTTG TBH kháng 131I.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Masson - Deshayes S. et al. (2015), "Prognostic value of (18)F-FDG PET/CT metabolic parameters in metastatic differentiated thyroid cancers", Clin Nucl Med. 40 (6), pp. 469-475.
2. Araz M. et al. (2021), "Role of thyroglobulin doubling time in differentiated thyroid cancer and its relationship with demographic-histopathologic risk factors and 18F-fluorodeoxyglucose positron emission tomography/computed tomography parameters". 36 (5), pp. 425-432.
3. Ciappuccini R. et al. (2020), "Tumor burden of persistent disease in patients with differentiated thyroid cancer: correlation with postoperative risk-stratification and impact on outcome". 20, pp. 1-12.
4. Gay S. et al. (2022), "2-[18F] FDG PET in the Management of Radioiodine Refractory Differentiated Thyroid Cancer in the Era of Thyrosin-Kinases Inhibitors: A Real-Life Retrospective Study". 12 (2), pp. 506.
5. Luo Y. et al. (2020), "Clinical, pathological, and molecular characteristics correlating to the occurrence of radioiodine refractory differentiated thyroid carcinoma: a systematic review and meta-analysis". 10, pp. 549882.
6. Manohar P. M. et al. (2018), "Prognostic value of FDG-PET/CT metabolic parameters in metastatic radioiodine-refractory differentiated thyroid cancer". 43 (9), pp. 641-647.
7. Robbins R. J. et al. (2006), "Real-Time Prognosis for Metastatic Thyroid Carcinoma Based on 2-[18F]Fluoro-2-Deoxy-d-Glucose-Positron Emission Tomography Scanning", The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism. 91 (2), pp. 498-505.
8. Roy M. et al. (2022), "Using 18F-FDG-PET/CT Metrics to Predict Survival in Ra-Dio-Iodine Refractory Thyroid Cancers". 12 (10), pp. 2381.
9. Santhanam P. et al. (2018), "The relationship of BRAFV600E mutation status to FDG PET/CT avidity in thyroid cancer: a review and meta-analysis". 24 (1), pp. 21-26.
10. Wang H. et al. (2021), "Investigating 18F-FDG PET/CT parameters as prognostic markers for differentiated thyroid cancer: A systematic review". 11, pp. 648658.