KẾT QUẢ GIẢM ĐAU VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN SAU CAN THIỆP TẠO HÌNH THÂN ĐỐT SỐNG QUA DA Ở CÁC BỆNH NHÂN NAM GIỚI CÓ LOÃNG XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Lê Hằng Phương1,, Lưu Thị Bình1, Vũ Thị Thu Hằng1
1 Trường Đại học Y – Dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả giảm đau và các yếu tố liên quan sau can thiệp tạo hình thân đốt sống qua da ở các bệnh nhân nam giới có loãng xương. Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp bơm xi măng sinh học vào thân đốt sống bị xẹp do loãng xương trên 37 bệnh nhân nam giới. Kết quả: Trước can thiệp tất cả bệnh nhân có mức độ đau nặng trở lên. Sau can thiệp 24 giờ bệnh nhân có mức độ đau vừa chiếm tỉ lệ 73,0%. Sau can thiệp 1 tháng và sau can thiệp 3 tháng bệnh nhân có mức độ đau ít chiếm tỉ lệ lần lượt là 81,1% và 83,8%. Có mối tương quan giữa mật độ xương và mức độ đau tại 3 thời điểm sau can thiệp. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ đau vào thời điểm sau can thiệp 24 giờ giữa các bệnh nhân theo phân loại số đốt sống xẹp mới (p = 0,042 < 0,05) và mức độ đau thời điểm sau can thiệp 3 tháng giữa các nhóm bệnh nhân theo mức độ xẹp đốt sống theo phân loại Genant (p = 0,013 < 0,05). Kết luận: Điều trị xẹp thân đốt sống do loãng xương bằng bơm xi măng sinh học là phương pháp điều trị có hiệu quả. Các yếu tố mật độ xương, số đốt sống xẹp mới và mức độ xẹp đốt sống mới có liên quan đến mức độ đau sau can thiệp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Borges, C. N., de Almeida, J. M., Lima, D., Cabral, M. & Bandeira, F. Prevalence of morphometric vertebral fractures in old men and the agreement between different methods in the city of Recife, Brazil. Rheumatology international 34, 1387-1394 (2014) doi:10.1007/s00296-014-3035-x.
2. Bliuc, D. et al. Mortality risk associated with low-trauma osteoporotic fracture and subsequent fracture in men and women. Jama 301, 513-521 (2009) doi:10.1001/jama.2009.50.
3. Hirakawa, M. et al. Radiological findings as favorable predictors of pain relief in patients with osteoporotic compression fractures after percutaneous vertebroplasty: a retrospective study of 156 cases. Japanese journal of radiology 30, 407-414 (2012) doi:10.1007/s11604-012-0062-y.
4. Liu, J. et al. Influence of vertebral bone mineral density on total dispersion volume of bone cement in vertebroplasty. Medicine 98, e14941 (2019) doi:10.1097/md.0000000000014941.
5. Đoàn Anh Tuấn & Nguyễn Thế Điệp. Kết quả bơm xi măng không bóng qua da điều trị xẹp thân đốt sống ngực, thắt lưng do loãng xương tại bệnh viện đa khoa Đông Anh tạp chí y học Việt Nam 535(2), 75-79 (2023) doi:https://doi.org/ 10.51298/vmj.v535i2.8482.
6. Zhang, T. et al. What are the Risk Factors for Residual Pain After Percutaneous Vertebroplasty or Kyphoplasty? A Meta-Analysis. World neurosurgery 186, e382-e390 (2024) doi:10.1016/j.wneu.2024.03.147.
7. Fu, Z., Hu, X., Wu, Y. & Zhou, Z. Is There a Dose-Response Relationship of Cement Volume With Cement Leakage and Pain Relief After Vertebroplasty? Dose-response: a publication of International Hormesis Society 14, 1559325816682867 (2016) doi:10.1177/ 1559325816682867.