GIÁ TRỊ DỰ BÁO CỦA TỶ SỐ BUN/ALBUMIN HUYẾT THANH TRONG ĐIỀU TRỊ TỔN THƯƠNG THẬN CẤP Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN MẤT BÙ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tổn thương thận cấp thường gặp trong bệnh cảnh xơ gan mất bù, làm tăng thời gian nằm viện và nguy cơ tử vong. Ngày nay, tỷ số BUN/Albumin nổi lên như một dấu ấn sinh học tiềm năng giúp dự báo kết cục điều trị tổn thương thận cấp, tuy nhiên, vai trò trên xơ gan mất bù vẫn chưa được hiểu rõ. Mục tiêu: Đánh giá giá trị dự báo của tỷ số BUN/Albumin huyết thanh trong điều trị tổn thương thận cấp ở bệnh nhân xơ gan mất bù. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 64 bệnh nhân xơ gan mất bù được điều trị tại Khoa Tiêu hoá - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 6/2019 đến tháng 5/2021. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 61,0±12,6 và tỷ lệ nam/nữ là 3/1. Rượu và viêm gan siêu vi B là hai nguyên nhân gây xơ gan thường gặp nhất. Trong các dấu hiệu mất bù, cổ trướng hiện diện ở hầu hết bệnh nhân, tiếp theo là vàng da (53,1%), 1/3 đối tượng có bệnh não gan. Giá trị trung bình của albumin tương đối thấp, với 24,63±5,66 g/L. Giá trị BUN có trung vị là 18,42 và IQR là 21,35-43,96. Tỷ số BUN/albumin có trung vị là 1,27 và IQR là 0,81-1,83. Tỷ lệ thất bại điều trị tổn thương thận cấp ở bệnh nhân xơ gan mất bù chiếm 28,1%. Tại điểm cắt tỷ số BUN/albumin huyết thanh =1,225 mmol/g, giá trị dự báo với thất bại điều trị tổn thương thận cấp ở bệnh nhân xơ gan mất bù ghi nhận có AUC là 70% (KTC 95%: 58,3%-80,9%). Kết luận: Tỷ số BUN/albumin có khả năng dự báo tương đối tốt trong đánh giá kết cục điều trị tổn thương thận cấp ở bệnh nhân xơ gan mất bù.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
BUN/Albumin, giá trị dự báo, tổn thương thận cấp, xơ gan mất bù.
Tài liệu tham khảo
2. Võ Thị Mỹ Dung. Tỉ lệ tổn thương thận cấp và tiên lượng tử vong ở bệnh nhân xơ gan mất bù nhập viện. Luận án tiến sĩ y học. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2017.
3. Durand F, Valla D. Assessment of the prognosis of cirrhosis: Child-Pugh versus MELD. J Hepatol. 2005;42 Suppl(1): S100-S107. doi:10.1016/ j.jhep.2004.11.015
4. European Association for the Study of the Liver. Electronic address: easloffice@ easloffice.eu; European Association for the Study of the Liver. EASL Clinical Practice Guidelines for the management of patients with decompensated cirrhosis [published correction appears in J Hepatol. 2018 Nov;69(5):1207. doi: 10.1016/ j.jhep.2018.08.009]. J Hepatol. 2018;69(2):406-460. doi:10.1016/j.jhep.2018.03.024
5. Jo, S.K., Yang, J., Hwang, S.M. et al. Role of biomarkers as predictors of acute kidney injury and mortality in decompensated cirrhosis. Sci Rep 9, 14508 (2019). https://doi.org/10.1038/ s41598-019-51053-8
6. Nadim MK, Garcia-Tsao G. Acute Kidney Injury in Patients with Cirrhosis. N Engl J Med. 2023; 388(8): 733-745. doi:10.1056/ NEJMra2215289
7. Pan HC, Chien YS, Jenq CC, et al. Acute Kidney Injury Classification for Critically Ill Cirrhotic Patients: A Comparison of the KDIGO, AKIN, and RIFLE Classifications. Sci Rep. 2016;6: 23022. Published 2016 Mar 17. doi:10.1038/ srep23022
8. Rosi S, Piano S, Frigo AC, et al. New ICA criteria for the diagnosis of acute kidney injury in cirrhotic patients: can we use an imputed value of serum creatinine?. Liver Int. 2015;35(9):2108-2114. doi:10.1111/liv.12852
9. Shi Y, Duan H, Liu J, et al. Blood urea nitrogen to serum albumin ratio is associated with all-cause mortality in patients with AKI: a cohort study. Front Nutr. 2024;11:1353956. Published 2024 Feb 20. doi:10.3389/fnut.2024.1353956
10. Tandon P, Garcia-Tsao G. Bacterial infections, sepsis, and multiorgan failure in cirrhosis. Semin Liver Dis. 2008;28(1):26-42. doi:10.1055/s-2008-1040319