SO SÁNH KẾT QUẢ THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁP ỨNG KÉM GIỮA PHÁC ĐỒ CHU KỲ TỰ NHIÊN VÀ KÍCH THÍCH BUỒNG TRỨNG NHẸ

Hồng Hạnh Nguyễn 1,, Sỹ Hùng Hồ2
1 Bệnh viện Hồng Ngọc
2 Trường ĐHY Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đáp ứng kém luôn là thách thức trong thụ tinh ống nghiệm. KTBT nhẹ và CKTN là 2 phác đồ sử dụng cho bệnh nhân đáp ứng kém trong thời gian gần đây. Mục tiêu: Đánh giá kết quả TTTON của 2 phác đồ KTBT nhẹ và CKTN trên bệnh nhân đáp ứng kém. Đối tượng nghiên cứu: 96 chu kì thực hiện IVF (49 chu kỳ dùng CKTN, 47 chu kỳ dùng KTBT nhẹ), tại trung tâm HTSS bệnh viện Hồng Ngọc từ tháng 10/2019 đến tháng 5/2021. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu so sánh tiến cứu. Kết quả: Ở nhóm dùng CKTN: 48,9% chu kỳ thu được noãn, 38,8% chu kỳ có noãn thụ tinh, 24,5% chu kỳ có phôi chuyển. Tỉ lệ làm tổ 25%, tỉ lệ thụ tinh 79,2%, tỉ lệ thai lâm sàng 6,1%. Ở nhóm dùng KTBT nhẹ: 76,6% chu kỳ thu được noãn, 63,8% chu kỳ có noãn thụ tinh, 57,4% chu kỳ có phôi chuyển. Tỉ lệ làm tổ 18,9%, tỉ lệ thụ tinh 67,1%, tỉ lệ thai lâm sàng 14,9%. Kết luận: khả năng thu được noãn, số phôi thu được, số phôi chuyển ở nhóm dùng KTBT nhẹ cao hơn so với nhóm dùng phác đồ CKTN. Tuy nhiên tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ làm tổ, tỷ lệ thai lâm sàng khác biệt không có ý nghĩa giữa 2 phác đồ và không khác biệt với KTBT thông thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ferraretti A.P, La Marca. A, Fauser.B.C.J.M, et al. (2011). ESHRE consensus on the definition of ‘poor response’ to ovarian stimulation for in vitro fertilization: the Bologna criteria”. Human Reproduction. 26(7):pp.1616-1624.
2. Alviggi C, Andersen CY, Buehler K, Conforti A, De Placido G, Estevas SC, et al (2016). A new more detailed stratification of low resonders to ovarian stimulation: from a poor ovarian response to a low prognosis concept. Fertil Steril; 105(6): 1452-3.
3. Trương Văn Tuyên (2014), Nghiên cứu kết quả thụ tinh trong ống nghiệm trên bệnh nhân đáp ứng kém với kích thích buồng trứng bằng phác đồ Antagonist tại Bệnh viện phụ sản Trung Ương, Luận văn thạc sỹ Y học, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
4. Lê Long Hồ (2016). Tỷ lệ thai diễn tiến cộng dồn khi điều trị thụ tinh trong ống nghiệm của các bệnh nhân tiên lượng thấp theo phân loại POSEIDON. Tạp chí y học sinh sản 12, 72-75.
5. Haiquing Tian, Ximin Mao, Nam Su, Xiaolin La (2021). The correlation between AMH and number of embryos in POSEIDON groups: a retrospective cohort study. Reproductive Biomedicine Online 42(4), pp.842-848.
6. M. B. Palhares, R. A. Ferriani, W. P. Martins, P. A. Navarro (2015). A formula combining age, AMH, AFC and FSH is more accurate than individual markers in predicting poor response to cotrolled ovarian stimulation in good prognosis patients. Fertility and Sterility 104(3), p.654.
7. Panagiotis Drakapoulus, Alessia Romito, Christophe Blockeel (2019). Modified natural cycle IVF versus conventional stimulation in advanced-age Bologna poor responders. Reproductive Biomedicine Online 39(4), pp.698-703.
8. Zhen X.M., Quiao J., Li R., Wang L.N., Liu P. (2008). The clinical analysis of poor ovarian response in in-vitro-fertilization embryo-transfer among Chinese couples. J Assist Reprod Genet, 25(1), pp.17-22.