ĐẶC ĐIỂM BỘC LỘ CÁC DẤU ẤN WT1, P53, P16 VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI ĐỘ MÔ HỌC Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ BIỂU MÔ THANH DỊCH BUỒNG TRỨNG TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG GIAI ĐOẠN 2020-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu 74 trường hợp UTBT nguyên phát được phẫu thuật cắt BT có chẩn đoán mô bệnh học là UTBMTD tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương trong thời gian từ tháng 01/2020 đến tháng 03/2024. Nhuộm HE thường quy và phân loại mô bệnh học theo phân loại của WHO năm 2020. Nhuộm HMMD đánh giá sự bộc lộ các dấu ấn WT1, p53, p16 trên UTBMTD buồng trứng bằng phương pháp ABC. Kết quả và kết luận: 1. Về đặc điểm bộc lộ các dấu ấn WT1, p53, p16: UTBMTD độ cao có tỷ lệ dương tính với WT1 khá cao (96,5%), dương tính (3+) chiếm tỷ lệ cao nhất (52,8%), dương tính (2+) chiếm tỷ lệ thấp hơn 24,3%. Dương tính (4+) và (+) chiếm tỷ lệ lần lượt là 12,9% và 10%. Các UTBMTD độ thấp có tỷ lệ dương tính với WT1 thấp hơn (88,2%). Tỷ lệ dương tính với p53 là 100%. Trong đó 97,3% dương tính kiểu hoang dã (kiểu wild type) và 2,7% dương tính không bộc lộ kiểu hình (null phenotype). Dương tính (4+) với p53 chiếm tỷ lệ cao nhất (41,7%). Dương tính (+) chiếm tỷ lệ thấp hơn 26,4%. Dương tính (2+) và (3+) chiếm tỷ lệ lần lượt là 18,1% và 13,8%. Tỷ lệ dương tính với p16 là 100%. Dương tính (4+) với p16 cao nhất (41,3%). Dương tính (3+) chiếm tỷ lệ thấp hơn 31,1%. Dương tính (2+) là 12,2% và thấp nhất là dương tính (+) chiếm tỷ lệ là 5,4%. 2. Về mối liên quan giữa mức độ bộc lộ các dấu ấn WT1, p53, p16 với độ mô học của ung thư biểu mô thanh dịch buồng trứng: UTBMTD buồng trứng độ cao dương tính (3+) với WT1 (54,1%), dương tính (4+) với p53 (53,3%)và dương tính (4+) với p16 nhiều nhất (60,5%). Mức độ bộc lộ với WT1, p53, p16 ở các UTBMTD độ thấp thấp hơn so với các típ khác. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p >0,05. Các kết quả nghiên cứu đã được so sánh và bàn luận.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư biểu mô thanh dịch buồng trứng, hóa mô miễn dịch, dấu ấn WT1, p53, p16
Tài liệu tham khảo
2. Köbel M, Kalloger SE, Boyd N, McKinney S, Mehl E, Palmer C, Leung S, Bowen NJ, Ionescu DN, Rajput A, Prentice LM, Miller D, Santos J, Swenerton K, Gilks CB, Huntsman D. Ovarian carcinoma subtypes are different diseases: implications for biomarker studies. PLoS Med. 2008 Dec 2;5(12):e232. doi: 10.1371/ journal.pmed.0050232. PMID: 19053170; PMCID: PMC2592352
3. Mayr D, Diebold J. Grading of ovarian carcinomas. Int J Gynecol Pathol. 2000 Oct;19(4): 348-53. doi: 10.1097/00004347-200010000-00009. PMID: 11109164
4. Rambau PF, Vierkant RA, Intermaggio MP, Kelemen LE et al. Association of p16 expression with prognosis varies across ovarian carcinoma histotypes: an Ovarian Tumor Tissue Analysis consortium study. J Pathol Clin Res. 2018 Oct; 4(4):250-261. doi: 10.1002/cjp2.109. Epub 2018 Sep 21. PMID: 30062862; PMCID: PMC6174617
5. Sallum LF, Andrade L, Ramalho S, Ferracini AC, de Andrade Natal R, Brito ABC, et al. WT1, p53 and p16 expression in the diagnosis of low- and high-grade serous ovarian carcinomas and their relation to prognosis. Oncotarget. 2018;9(22):15818-27
6. Sato Y, Shimamoto T, Amada S, Asada Y, Hayashi T. Prognostic value of histologic grading of ovarian carcinomas. Int J Gynecol Pathol. 2003 Jan;22(1):52-6. doi: 10.1097/00004347-200301000-00011. PMID: 12496698
7. Silverberg SG. Histopathologic grading of ovarian carcinoma: a review and proposal. Int J Gynecol Pathol. 2000 Jan;19(1):7-15. doi: 10.1097/00004347-200001000-00003. PMID: 10638449