ỨNG DỤNG MÁY PHÂN TÍCH DA VISIA TRONG ĐÁNH GIÁ THƯƠNG TỔN TĂNG SẮC TỐ TRÊN MẶT
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Tổng quan: Rối loạn tăng sắc tố (TST) da là các rối loạn sắc tố phổ biến, do sự gia tăng sản xuất melanin và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Để điều trị hiệu quả thì cần chẩn đoán đúng, đánh giá và theo dõi mức độ TST. Vì vậy, cần thêm phương pháp không xâm lấn để đánh giá TST. Mục tiêu: Khảo sát tính ứng dụng của máy phân tích da VISIA trong đánh giá thương tổn tăng sắc tố trên da mặt ở bệnh nhân có tăng sắc tố da vùng mặt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 110 bệnh nhân có tổn thương tăng sắc tố da vùng mặt từ 18 tuổi trở lên tại Khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM từ tháng 12/2023 đến 06/2024. Kết quả: Toàn bộ bệnh nhân tham gia nghiên cứu là nữ. Tuổi khởi phát trung bình của bệnh TST da mặt là 31 ± 10,4 tuổi. Thời gian mắc bệnh trung bình kéo dài 12,8 ± 9,6 năm. Vị trí phổ thường xuất hiện TST là trên má, cằm và mũi. Nám da chiếm 80% bệnh TST, đa số là TST hỗn hợp. Chỉ số HASI trung bình là 9,0 ± 6,1. Có sự khác biệt về giá trị HASI trung bình theo loại TST, loại bệnh và màu sắc sang thương Các chỉ số đo trên máy VISIA có giá trị trung bình tăng theo nhóm tuổi. Tìm mối liên quan giữa đánh giá màu sắc TST trên lâm sàng và chỉ số HASI với chỉ số VISIA. Có sự khác biệt giữa các loại TST qua đèn Wood về các chỉ số VISIA. Kết luận: Bệnh da chiếm tỷ lệ cao nhất là nám da và loại phổ biến là TST hỗn hợp. Có sự khác biệt về giá trị HASI trung bình theo loại TST, loại bệnh và màu sắc sang thương. Các chỉ số VISIA có mối tương quan với mức độ nặng của tăng sắc tố thông qua đánh giá màu sắc và chỉ số HASI. Do đó, máy VISIA có thể ứng dụng để đánh giá và phân loại mức độ cũng như theo dõi diễn tiến của tăng sắc tố.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
tăng sắc tố, nám da,VISIA, HASI, đèn wood
Tài liệu tham khảo
2. Trần Vũ Linh, Huỳnh Văn Bá, Trương Thành Nam. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bớt Hori bằng Laser Pico ND:YAG tại bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2019 - 2020. Tạp chí Y Dược Học Cần Thơ. 2020;29:164-171.
3. Lê Thái Vân Thanh. Nghiên cứu rám má trên phụ nữ có thai và một số biện pháp can thiệp. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Hà Nội; 2015.
4. American Academy of Dermatology. Hyperpigmentation. Accessed 19 August 2020.
5. Canfield Scientific. RBX Technology Overview. Accessed September 8, 2024,
6. Achar A., Rathi S. K. Melasma: a clinico-epidemiological study of 312 cases. Indian J Dermatol. Jul 2011;56(4):380-2.
7. Sheth V. M., Pandya A. G. Melasma: a comprehensive update: part II. J Am Acad Dermatol. Oct 2011;65(4):699-714.
8. Zuo Y., Li A., He H., Wan R., Li Y., Li L. Assessment of features in facial hyperpigmentation: Comparison study between VISIA and CSKIN. Skin Res Technol. Nov 2022;28(6):846-850.