BƯỚC ĐẦU MÔ TẢ NỒNG ĐỘ KHÁNG THỂ KHÁNG VI RÚT SARS-COV-2 SAU TIÊM VẮC XIN PHÒNG COVID-19

Thanh Hồi Nguyễn 1,2,, Thị Thu Phương Nguyễn 1,2
1 Bệnh viện Đa Khoa Quốc Tế Hải Phòng
2 Trường Đại học Y Dược Hải Phòng

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu đã tiến hành quan sát nồng độ kháng thể kháng vi rút SARS - CoV - 2 trên 80 đối tượng, bao gồm 9 đối tượng chưa tiêm vắc xin, 20 đối tượng đã được tiêm 1 mũi  và 51 đối tượng tiêm 2 mũi với hai mục tiêu 1) Mô tả đặc điểm đối tượng sử dụng xét nghiệm định lượng kháng thể sau khi tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19 2) Mô tả kết quả xét nghiệm định lượng nồng độ kháng thể kháng vi rút SARS - CoV - 2 sau khi tiêm vắc xin phòng ngừa Covid-19. Kết luận: Các tác dụng không mong muốn phổ biến được ghi nhận sau khi tiêm vắc xin 1 mũi và  mũi 2 là sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau mỏi người và đau sưng tại vị trí tiêm. Tỷ lệ xuất hiện tác dụng không mong muốn ở cả 2 nhóm là tương đương. Kết quả định lượng kháng thể kháng vi rút SARS - CoV - 2  của mẫu nghiên cứu cho thấy 100% các nhóm đã tiêm vắc xin đều có đáp ứng miễn dịch với SARS - CoV - 2 ngay từ mũi 1 và cao hơn so với nhóm chưa tiêm ít nhất 12 lần (nhóm tiêm 1 mũi) cho đến 71 lần (nhóm sau tiêm 2 mũi 2 tuần). Tiêm đủ 2 mũi vắc xin giúp cơ thể của các đối tượng nghiên cứu đạt được nồng độ kháng thể cao hơn rõ rệt so với khi tiêm 1 mũi. Nồng độ kháng thể kháng vi rút SARS-Covid-2 vào tuần thứ 3 sau tiêm mũi 2 thấp hơn so với nhóm sau tiêm mũi 2 2 tuần. Từ kết quả phân tích trên, chúng ta thấy rằng tiêm vắc xin phòng Covid-19 giúp sản sinh kháng thể chống lại vi rút SARS-CoV-2. Tuy nhiên, lượng kháng thể này khác nhau giữa các đối tượng và thay đổi theo thời gian sau khi tiêm phòng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Forchette, L., W. Sebastian, and T. Liu, A Comprehensive Review of COVID-19 Virology, Vaccines, Variants, and Therapeutics. Curr Med Sci, 2021: p. 1-15.
2. Jimenez, M., N.E. Campillo, and M. Canelles, COVID-19 Vaccine Race: Analysis of Age-Dependent Immune Responses against SARS-CoV-2 Indicates that more than Just One Strategy May Be Needed. Curr Med Chem, 2021. 28(20): p. 3964-3979.
3. Widge, A.T., et al., Durability of Responses after SARS-CoV-2 mRNA-1273 Vaccination. N Engl J Med, 2021. 384(1): p. 80-82.
4. World Health, O., mRNA vaccines against COVID-19: Pfizer-BioNTech COVID-19 vaccine BNT162b2: prepared by the Strategic Advisory Group of Experts (SAGE) on immunization working group on COVID-19 vaccines, 22 December 2020. 2020, World Health Organization: Geneva.
5. Azzi, L., et al., Anti-SARS-CoV-2 RBD IgG responses in convalescent versus naïve BNT162b2 vaccine recipients. Vaccine, 2021. 39(18): p. 2489-2490.
6. Coughlin, M.M. and B.S. Prabhakar, Neutralizing human monoclonal antibodies to severe acute respiratory syndrome coronavirus: target, mechanism of action, and therapeutic potential. Rev Med Virol, 2012. 22(1): p. 2-17.
7. World Health, O., Interim recommendations for use of the ChAdOx1-S [recombinant] vaccine against COVID-19 (AstraZeneca COVID-19 vaccine AZD1222 Vaxzevria™, SII COVISHIELD™): interim guidance, first issued: 10 February 2021, updated: 21 April 2021, last updated: 30 July 2021. 2021, World Health Organization: Geneva.