THỰC TRẠNG NHIỄM HIV/AIDS VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRONG NHÓM NAM QUAN HỆ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI TẠI TỈNH SÓC TRĂNG NĂM 2024

Trần Thúy Duy1, Phạm Thị Nhã Trúc2,, Nguyễn Vũ Nhật Thành3, Huỳnh Ngọc Hân1, Nguyễn Văn Thêm1, Đoàn Văn Hậu4
1 Trung tâm Kiểm soát bật tật tỉnh Sóc Trăng
2 Trường Cao đẳng Y tế Bạc Liêu
3 Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh
4 Trường Đại học Trà Vinh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dịch HIV/AIDS đang có xu hướng chuyển dịch sang nhóm có hành vi nguy cơ cao, trong đó nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) đang được cảnh báo là một trong những nhóm nguy cơ chính của dịch HIV tại Việt Nam hiện nay. Mục tiêu: Mô tả thực trạng nhiễm HIV trên nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới tại tỉnh Sóc Trăng năm 2024 và một số yếu tố liên quan. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 300 đối tượng là MSM từ 16 tuổi trở lên đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng từ tháng 7-10/2024. Kết quả: Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm MSM tại Sóc Trăng là 5%. Tuổi quan hệ tình dục (QHTD) lần đầu là 16 tuổi. Có 8% MSM từng QHTD tập thể và 5,4% MSM bán dâm. Có 36,6% MSM nhận được bao cao su (BCS) và 34,2% nhận chất bôi trơn miễn phí, có 57,3% MSM xét nghiệm HIV và 36,6% điều trị PrEP. Nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố nghề nghiệp, nhận bao cao su miễn phí và điều trị ARV có liên quan đến nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới. Kết luận: Việc tiếp cận các chương trình can thiệp cho nhóm MSM tại Sóc Trăng còn hạn chế. Cần tăng cường các chương trình can thiệp giảm tác hại để giảm lây truyền HIV ở nhóm MSM.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế, Báo cáo kết quả công tác phòng, chống HIV/AIDS năm 2020, 2021, Bộ Y tế.
2. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Sóc Trăng, Báo cáo công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Sóc Trăng năm 2023, tỉnh Sóc Trăng, 2024.
3. Dương Phương Hiếu, “Hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở nam đồng tính tại thành phố Thái Nguyên năm 2020”. Tạp chí Y học Cộng đồng, 2020, tập 62 (4), tr. 112 - 118.
4. Lý Anh Huy, “Sử dụng chất kích thích khi quan hệ tình dục (chemsex) trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới và một số yếu tố liên quan tại thành phố Cần Thơ năm 2021”. Tạp chí Y học dự phòng, 2022, tập 32 (8) Phụ bản, tr. 291-298.
5. Nguyễn Đình Lượng, “Xu hướng nhiễm HIV và giang mai ở phụ nữ bán dâm tại Việt Nam qua giám sát trọng điểm lồng ghép hành vi, giai đoạn 2015 – 2020”. Tạp chí Y học dự phòng, 2022, tập 32(8) Phụ bản, tr. 87-99.
6. Nguyễn Vũ Thượng, “Xu hướng nhiễm HIV và giang mai ở nam quan hệ tình dục đồng giới tại Việt Nam qua giám sát trọng điểm lồng ghép hành vi, giai đoạn 2015 – 2020”. Tạp chí Y học dự phòng, 2022, tập 32 (8) Phụ bản, tr. 73-86.
7. Nguyễn Huyền Trang, “Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng, chống HIV/AIDS ở người QHTD đồng giới nam tại huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, 2014, tập 19 (Phụ bản 1), tr. 160 - 166.
8. Annette B, Dirk S, Thorsten K, et al, “Chemsex and Mental Health of Men Who Have Sex With Men in Germany”. Front Psychiatry, 2020, Vol 11, pp. 1 - 10.