KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT MẤT VỮNG CỘT SỐNG THẮT LƯNG DO THOÁI HOÁ BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÀN XƯƠNG LIÊN THÂN ĐỐT MỘT TẦNG QUA ĐƯỜNG MỔ WILTSE TẠI BỆNH VIỆN E
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Mất vững cột sống là một nguyên nhân quan trọng gây đau thắt lưng, hạn chế vận động và sinh hoạt. Có nhiều phương pháp phẫu thuật được chỉ định khi thất bại với điều trị bảo tồn, trong đó phương pháp hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp bằng đường mổ Wiltse cho thấy nhiều ưu điểm như giảm tổn thương cơ, hạn chế mất máu, phục hồi sớm, dễ áp dụng và chi phí thấp. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định đặc điểm lâm sàng, hình ảnh học và đánh giá kết quả bước đầu phẫu thuật điều trị mất vững cột sống thắt lưng bằng phương pháp hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp bằng đường mổ Wiltse. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang các trường hợp mất vững cột sống thắt lưng được phẫu thuật hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp tại Bệnh viện E từ tháng 01 năm 2023 đến tháng 6 năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ nam:nữ là 1:1,5, độ tuổi trung bình là 53 ± 11,77. Thời gian diễn biến bệnh trung bình: 23 ± 14,98 tháng. Mất vững tầng L4-L5 thường gặp nhất, chiếm 86,7%. Điểm VAS lưng- chân và điểm ODI sau mổ thấp hơn đáng kể trước mổ. Điểm JOA trước mổ: 12,1 ± 2,61. Thời gian phẫu thuật trung bình 140,67 phút, lượng máu mất trung bình: 140,67ml. Tỷ lệ hồi phục theo thang điểm JOA tại thời điểm 6 tháng sau mổ ở mức tốt: 93,3%, trung bình: 6,7%. Tỷ lệ liền xương tốt là 100%. Kết luận: Phẫu thuật hàn xương liên thân đốt qua lỗ liên hợp cho kết quả bước đầu khả quan, hiện là lựa chọn tối ưu điều trị mất vững cột sống thắt lưng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Mất vững cột sống thắt lưng, hàn xương liên thân đốt sống thắt lưng qua lỗ liên hợp bằng đường mổ Wiltse, thang điểm JOA.
Tài liệu tham khảo
2. Võ Văn Thành. Theo dõi lâu dài điều trị mất vững cột sống thắt lưng do thoái hóa bằng phẫu thuật cố định ốc chân cung và hàn liên thân đốt lối sau bằng nêm PROSPACE. Thời sự y học. 2016. 53-60.
3. Liang Y, Shi W, Jiang C, et al. Clinical 147 (11) – 2021 outcomes and sagittal alignment of single-level unilateral instrumented transforaminal lumbar interbody fusion with a 4 to 5-year follow-up. Eur Spine J. 2015;24(11):2560-2566. doi:10.1007/s00586-015-3933-y
4. Panjabi M. M. Clinical spinal instability and low back pain. Journal of electromyography and kinesiology: official journal of the International Society of Electrophysiological Kinesiology.2003. 13(4),371–379, doi:10.1016/s1050-6411(03) 00044-0.
5. Nguyễn Anh Tuấn. Điều trị mất vững cột sống thắt lưng bằng phẫu thuật kết hợp xương và hàn xương liên thân đốt lối sau với một lồng xương. Luận án chuyên khoa II. Đại học y dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 2014. 63-92.
6. Sakeb N. Comparison of the early results of transforaminal lumbar interbody fusion and posterior lumbar interbody fusion in symptomatic lumbar instability. Indian journal of orthopaedics. 2013. 47(3), 255–263, doi: 10.4103/0019-5413.111484.
7. Kakadiya D. G. Clinical, radiological and functional results of transforaminal lumbar interbody fusion in degenerative spondylolisthesis. North American Spine Society journal. 2020. 2, doi:10.1016/j.xnsj.2020.100011.
8. Kiều Đình Hùng. Kết quả điều trị trượt đốt sống thắt lưng tại bệnh viện đại học y Hà Nội. Tạp chí nghiên cứu y học. 2021. 147(11), 169-176.
9. Mohi Eldin MM, Eissa EM, Elmorsy HM. Safety and Efficacy of Mini Open Transforaminal Lumbar Interbody Fusion. Korean J Spine. 2016;13(4): 190-195. doi:10.14245/kjs.2016.13.4.190
10. Pakzaban P. Modified Mini-open Transforaminal Lumbar Interbody Fusion: Description of Surgical Technique and Assessment of Free-hand Pedicle Screw Insertion. Spine (Phila Pa 1976). 2016; 41(18): E1124-E1130. doi:10.1097/ BRS.0000000000001510