ĐẶC ĐIỂM TỔN THƯƠNG DẠ DÀY- TÁ TRÀNG TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI MẮC BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN 3,4,5 CHƯA ĐIỀU TRỊ THAY THẾ TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm tổn thương dạ dày- tá tràng theo thang điểm Lanza sửa đổi trên bệnh nhân cao tuổi mắc bệnh thận mạn giai đoạn 3,4,5 chưa điều trị thay thế tại bệnh viện Hữu Nghị. Đối tượng và phương pháp: Mô tả cắt ngang trên 118 bệnh nhân ≥ 60 tuổi mắc bệnh thận mạn giai đoạn 3,4,5 chưa điều trị thay thế từ tháng 10/2023 đến tháng 8/2024. Tất cả bệnh nhân được nội soi dạ dày-thực quản để đánh giá tổn thương theo thang điểm Lanza sửa đổi (m-Lanza). Kết quả: 98 bệnh nhân chỉ có tổn thương tại dạ dày và 20 bệnh nhân có tổn thương ở cả dạ dày và tá tràng. Tuổi trung bình 78,9 ± 5,9 tuổi, nam/nữ xấp xỉ 6/1, thời gian mắc bệnh trung bình 4,2 ± 2,5 năm. Biểu hiện lâm sàng thường gặp đau thượng vị (47,5%), tiếp theo đầy bụng (27,1%), chỉ có 10 bệnh nhân đại tiện phân đen. Ở dạ dày, tổn thương thường gặp là xung huyết, phù nề với tỉ lệ lần lượt 97,5% và 93,2%, điểm m-Lanza chủ yếu là 3 điểm. Ở tá tràng, ít gặp tổn thương phù nề, xung huyết (14,4% và 16,1%), điểm m-Lanza chủ yếu là 5 điểm. Tỉ lệ gặp tổn thương loét dạ dày ở nhóm bệnh thận giai đoạn 4 là 50% cao hơn các giai đoạn còn lại, p<0,05. Kết luận: Đối với bệnh nhân thận mạn cao tuổi giai đoạn 3,4,5, hình ảnh nội soi ở dạ dày chủ yếu là phù nề, xung huyết, ở tá tràng chủ yếu là loét tá tràng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Người cao tuổi, bệnh thận mạn, thang điểm Lanza sửa đổi
Tài liệu tham khảo
2. Liang CC, Muo CH, Wang IK, et al. Peptic Ulcer Disease Risk in Chronic Kidney Disease: Ten-Year Incidence, Ulcer Location, and Ulcerogenic Effect of Medications. Yamaoka Y, ed. PLoS ONE. 2014;9(2): e87952. doi:10.1371/ journal.pone.0087952
3. Bùi Văn Long. Đặc điểm hình ảnh nội soi thực quản - dạ dày - tá tràng ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn 3-5 chưa điều trị thay thế (2022);
4. Đỗ Gia Tuyển. Bệnh Học Nội Khoa Thận Tiết Niệu. Vol Tập 2. Nhà Xuất bản Y học.; 2021.
5. Đặng Thị Việt Hà và Hà Phan Hải An. Đánh giá khối cơ thất tría và chỉ số khối cơ tim thất tría ở bệnh thận mạn tính. Published online 2015:65-73.
6. Trần Văn Vũ, Trần Thị Bích Hương và Đặng Vạn Phước (2013), Vai trò của định lượng transferrin huyết thanh trong đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở bệnh nhân bệnh thận mạn chưa điều trị thay thế thận, Y Học TP Hồ Chí Minh, 174-182.
7. Maw TT, Fried L. Chronic kidney disease in the elderly. Clin Geriatr Med. 2013;29(3):611-624. doi:10.1016/j.cger.2013.05.003
8. Đặng Ngọc Tài. Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh thận mạn của bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Lão khoa trung ương; 2017.
9. Karahan D, Şahin İ. Comparison of gastrointestinal symptoms and findings in renal replacement therapy modalities. BMC Nephrol. 2022; 23(1):261. doi:10.1186/s12882-022-02893-6.
10. Pursnani N, Chahar R, Pursnani M, et al. Study of the clinical profile and upper gastrointestinal endoscopic findings in patients with chronic kidney disease. Int J Med Sci Public Health. 2019;(0):1. doi:10.5455/ ijmsph.2019. 0409830042019.