ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM CỦA CAN THIỆP NHIỆT NỘI MẠCH BẰNG LASER TRONG ĐIỀU TRỊ SUY MẠN TÍNH TĨNH MẠCH NÔNG CHI DƯỚI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Mục đích của nghiên cứu là đánh giá về tính an toàn và hiệu quả của Laser 1470nm trong điều trị suy mạn tính tĩnh mạch nông chi dưới. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu từ tháng 07/2023 đến tháng 9/2024. 51 chân của 39 bệnh nhân được điều trị bằng Laser 1470nm. Bệnh nhân được phân loại lâm sàng bằng phân độ CEAP, đánh giá mức độ nặng về lâm sàng theo thang điểm VCSS. Siêu âm đánh giá mức độ suy tĩnh mạch trước can thiệp và theo dõi hiệu quả sau can thiệp ở thời điểm 1 và 3 tháng. Kết quả: Ngay sau can thiệp 100% các tĩnh mạch hiển lớn được can thiệp tắc hoàn toàn, kết quả tương tự sau 1 và 3 tháng. Phân độ CEAP cải thiện rõ rệt. Thang điểm đánh giá mức độ nặng bệnh tĩnh mạch trên lâm sang (VCSS) từ 6,6 điểm trước can thiệp giảm còn 2,8 điểm và 0,33 điểm tại thời điểm 1 và 3 tháng (p<0,001). Chỉ gặp các biến chứng nhẹ như bầm tím và tê bì dọc các tĩnh mạch được can thiệp với tỉ lệ 9,43% và 11,32%. Không có các biến chứng nặng như huyết khối tĩnh mạch sâu, nhồi máu phổi hay hoại tử da. Kết luận: LASER nội tĩnh mạch sử dụng bước sóng 1470nm là can thiệp tối thiểu, an toàn với nhiều lợi điểm là thời gian trở lại hoạt động thường ngày nhanh, thẩm mỹ và tránh được nguy cơ phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
LASER nội tĩnh mạch, suy mạn tính tĩnh mạch hiển lớn.
Tài liệu tham khảo
2. Hồ Khánh Đức. Điều trị suy tĩnh mạch nông chi dưới bằng laser nội mạch 810nm. Y học thành phố Hồ Chí Minh. Published online 2008.
3. Ramelet AA, Perruchoud DL. Muller’s phlebectomy. Phlebologie. 2014;43:326-333. doi:10.12687/phleb2234-6-2014
4. Lurie F, Passman M, Meisner M, et al. The 2020 update of the CEAP classification system and reporting standards. Journal of Vascular Surgery: Venous and Lymphatic Disorders. 2020; 8(3):342-352. doi:10.1016/j.jvsv.2019.12.075
5. Rutherford RB, Padberg FT, Comerota AJ, Kistner RL, Meissner MH, Moneta GL. Venous severity scoring: An adjunct to venous outcome assessment. Journal of Vascular Surgery. 2000;31(6): 1307-1312. doi:10.1067/mva. 2000.107094
6. Evans CJ, Fowkes FG, Ruckley CV, Lee AJ. Prevalence of varicose veins and chronic venous insufficiency in men and women in the general population: Edinburgh Vein Study. Journal of Epidemiology & Community Health. 1999;53(3): 149-153. doi:10.1136/jech.53.3.149
7. Đánh giá hiệu quả ngắn hạn điều trị suy mạn tính tĩnh mạch hiển lớn bằng Laser nội mạch với bước sóng 1470nm - TaiLieu.VN. Accessed September 28, 2024. https://tailieu.vn/ doc/danh-gia-hieu-qua-ngan-han-dieu-tri-suy-man-tinh-tinh-mach-hien-lon-bang-laser-noi-mach-voi-buoc-son-2553442.html
8. Meissner MH, Natiello C, Nicholls SC. Performance characteristics of the venous clinical severity score. J Vasc Surg. 2002;36(5):889-895. doi:10.1067/mva.2002.128637
9. Rathod J, Taori K, Joshi M, et al. Outcomes using a 1470-nm laser for symptomatic varicose veins. J Vasc Interv Radiol. 2010;21(12):1835-1840. doi:10.1016/j.jvir.2010.09.009
10. Nguyễn Trung Anh. Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng, Kết Quả Điều Trị Suy Tĩnh Mạch Mạn Tính Chi Dưới Của Phương Pháp Gây Xơ Bằng Thuốc và Laser Nội Mạch. Luận án tiến sĩ y học, Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108; 2017.