KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ LÕM NGỰC BẰNG THANH KÉP
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị lõm ngực bẩm sinh bằng phẫu thuật Nuss sử dụng thanh kép. Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu hồi cứu, mô tả loạt ca được tiến hành tại Khoa Lồng Ngực – Mạch Máu, Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Kết quả: Trong thời gian từ tháng 06/2016 đến tháng 07/2022, có 226 bệnh nhân lõm ngực bẩm sinh điều trị bằng phẫu thuật đặt thanh kép, trong đó 190 nam (84,1%) và 36 nữ (15,9%); tuổi trung bình 16,5 ± 4,9 (5 – 31); lõm ngực đồng tâm 168 trường hợp (69,9%), lệch tâm 68 trường hợp (30,1%); Chỉ số Haller trung bình trước phẫu thuật 3,8 ± 0,6. Tất cả bệnh nhân được đặt 1 hoặc 2 cặp thanh, mức độ lõm ngực càng nặng tỉ lệ đặt 2 thanh càng cao (p = 0,048); Thời gian phẫu thuật trung bình 60,9 ± 19,5 phút; Thời gian nằm viện trung bình là 5,0 ± 1,3 ngày. Chỉ số Haller trung bình sau phẫu thuật 2,5 ± 0,2; đa số bệnh nhân có kết quả khá (2,5< HI<3,25) và tốt (HI ≤ 2,5) lần lượt với tỉ lệ là 52,2% và 47,8%. Mức độ lõm ngực nhẹ có kết quả tốt hơn so với nhóm mức độ lõm ngực trung bình, nặng (p = 0,001). Biến chứng gặp chủ yếu ở nhóm lõm ngực nặng: nhiễm trùng vết mổ 2 trường hợp (0,9%), nhiễm trùng thanh 2 trường hợp (0,9%) và dị ứng thanh 8 trường hợp (3,5%). Không trường hợp nào di lệch thanh muộn hay cần phẫu thuật lại. Kết luận: Lõm ngực bẩm sinh được điều trị bằng phẫu thuật đặt thanh kép cho thấy 100% bệnh nhân có chỉ số Haller sau mổ khá và tốt. Kết quả phẫu thuật tốt hơn ở nhóm lõm ngực nhẹ và lõm ngực đồng tâm. Phẫu thuật cũng cho thấy ít xâm lấn và hầu như không có tai biến, biến chứng nghiêm trọng xảy ra trong hay sau phẫu thuật.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
õm ngực bẩm sinh, phẫu thuật Nuss, thanh nâng ngực kép
Tài liệu tham khảo
2. Song IH, Lee SJ, Kim SS, Lee SY. Surgical Outcomes of Double Compression and Complete Fixation Bar System in Pectus Excavatum. The Annals of thoracic surgery. Oct 2018;106(4): 1025-1031. doi:10.1016/j.athoracsur.2018.05.025
3. Park HJ, Jeong JY, Jo WM, et al. Minimally invasive repair of pectus excavatum: a novel morphology-tailored, patient-specific approach. The Journal of thoracic and cardiovascular surgery. Feb 2010;139(2):379-86. doi:10.1016/ j.jtcvs.2009.09.003
4. Goretsky MJ, McGuire MM. Complications associated with the minimally invasive repair of pectus excavatum. Seminars in pediatric surgery. Jun 2018;27(3): 151-155. doi:10.1053/ j.sempedsurg.2018.05.001
5. Kelly RE, Goretsky MJ, Obermeyer R, et al. Twenty-one years of experience with minimally invasive repair of pectus excavatum by the Nuss procedure in 1215 patients. Ann Surg. Dec 2010; 252(6): 1072-81. doi:10.1097/ SLA.0b013e3181effdce
6. Lâm VN. Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Nuss trong điều trị lõm ngực bẩm sinh. Luận án Tiến sĩ y học. Đại học Y Dược TP.HCM; 2014.
7. Gałązka P, Leis K, Kroczek K, Baska A, Kazik J, Czajkowski R. Metal allergy after the Nuss procedure for pectus excavatum: a review. Postepy Dermatol Alergol. Dec 2020;37(6):848-852. doi:10.5114/ada.2020.102094
8. Pilegaard HK. Single centre experience on short bar technique for pectus excavatum. Annals of cardiothoracic surgery. Sep 2016;5(5):450-455. doi:10.21037/acs.2016.09.05