ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU XỬ TRÍ CẤP CỨU, ĐIỀU TRỊ HEN PHẾ QUẢN CẤP, HEN PHẾ QUẢN NẶNG VÀ NGUY KỊCH TẠI KHOA HỒI SỨC CẤP CỨU TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN XUÂN LỘC TỪ 01/01/2018 ĐẾN 31/10/2018

Phùng Văn Phú1,, Lâm Văn Nút2
1 Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả bước đầu việc cấp cứu, điều trị các trường hợp Hen phế quản (HPQ), cơn HPQ nặng và nguy kịch tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc từ ngày 01/01/2018 đến 31/10/2018. Rút ra bài học kinh nghiệm từ đó có kế hoạch tổ chức cấp cứu cơn hen phế quản nặng và nguy kịch đạt hiệu quả hơn. Phương pháp: Nghiên cứu theo phương pháp mô tả hồi cứu, có điều trị và theo dõi. Sử dụng phiếu điều tra được thiết kế sẵn để thu thập các thông tin bệnh nhân bị hen phế quản cấp được cấp cứu điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm y tế huyện Xuân Lộc. Kết quả: Trong 40 người được điều tra, bệnh nhân nam chiếm 67,5%, bệnh nhân nữ chiếm 32,5%. Nhóm tuổi ≤60 tuổi chiếm 35%, >60 tuổi chiếm 65%. Cơn Hen phế quản cấp mức độ nhẹ chiếm 25%, trung bình chiếm 55%, nặng chiếm 20%. Trong cơn Hen phế quản cấp tỷ lệ người bệnh có sốt thấp, không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ ho ở cả nhóm tuổi ≤60 tuổi chiếm 85,7% cao hơn không có ý nghĩa so với nhóm tuổi >60 tuổi chiếm 84,6%. Bệnh nhân có co kéo cơ hô hấp trong cơn hen phế quản cấp chiếm 70%, không có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi. Trong cơn Hen phế quản cấp, số lượng bạch cầu tăng chiếm 50%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm. Tỷ lệ bạch cầu đa nhân tăng chiếm 37,5%, không tăng chiếm 62,5%, không có sự khác biệt giữa hai nhóm thống kê. Không sử dụng thuốc Corticoid ở nhóm tuổi ≤60 tuổi chiếm 57,1% cao hơn, có ý nghĩa hơn ở nhóm tuổi >60 tuổi là 26,9% (p<0,05). Những người có sử dụng kháng sinh có sử dụng kháng sinh trong cơn hen phế quản cấp chiếm 85%, không có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi. Kết luận: Trong cơn hen phế quản cấp tỷ lệ người bệnh có sốt thấp, không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ ho ở cả nhóm tuổi ≤60 tuổi chiếm 85,7% cao hơn không có ý nghĩa so với nhóm tuổi >60 tuổi. 100% người bệnh đều có triệu chứng khò khè, trong đó khò khè ở mức độ rất rõ ở nhóm tuổi >60 tuổi chiếm 73,1%, cao hơn có ý nghĩa hơn so với nhóm tuổi ≤60 tuổi chiếm 42,9%. 100% bệnh nhân đều có tiếng ran rít, ran ngáy trong cơn hen hen phế quản cấp, chiếm tỷ lệ cao nhưng không có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi. 100% bệnh nhân đều sử dụng thuốc giãn phế quản, đường uống phối hợp với khí dung chiếm ưu thế hơn chiếm 52,5%, không có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi. Không sử dụng thuốc Corticoid ở nhóm tuổi ≤60 tuổi chiếm 57,1 % cao hơn, có ý nghĩa hơn ở nhóm tuổi >60 tuổi là 26,9% (p<0,05). Những người có sử dụng kháng sinh có sử dụng kháng sinh trong cơn hen phế quản cấp chiếm 85%, không có sự khác biệt giữa hai nhóm tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (2009), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị hen người lớn (Ban hành kèm theo Quyết định số 4776 /QĐ-BYT ngày 04 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế).
2. Đỗ Ngọc Sơn (Khoa cấp cứu – BV Bạch Mai), Chẩn đoán và cấp cứu ban đầu cơn Hen phế quản.
3. Đặng Quốc Tuấn (2005), Nghiên cứu tác dụng của phương thức thở máy hỗ trợ/điều khiển và PEEP ngoài trong thở máy ở người bệnh hen phế quản nặng, Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Vân, Chẩn đoán và xử trí cơn hen phế quản nặng ở người lớn, Khoa Dị ứng lâm sàng – Bệnh viện Bạch Mai.
5. Nguyễn Thị Kim Chung, Đặng Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Dụ (2006), “Nhận xét đặc điểm lâm sàng và tình hình cấp cứu cơn hen phế quản nguy kịch tại bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 2000 đến 2005”, Tạp chí Y học lâm sàng bệnh viện Bạch Mai.
6. Ngô Quý Châu và cộng sự (2011), “Hen phế quản”. Trong: Bệnh hô hấp (Chủ biên: Ngô Quý Châu). Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
7. Phạm Thị Ngọc Thảo, Cơn hen phế quản nặng, Giáo trình Hồi sức cấp cứu chống độc – Nhà xuất bản Y học 2013.
8. Vũ Văn Đính, Cơn hen phế quản ác tính- Hồi sức cấp cứu, Nhà xuất bản Y học 1994.