ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH MÀY ĐAY MẠN TÍNH

Huỳnh Thị Như Huyền1, Huỳnh Thị Xuân Tâm2,
1 Trung tâm Y tế huyện U Minh Thượng
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Mày đay mạn tính (CU: Chronic Urticaria) ảnh hưởng đến khoảng 1% dân số trên toàn thế giới. CU có thể có tác động mạnh mẽ đến chất lượng cuộc sống (CLCS), công việc, gia đình và xã hội. Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh của CU rất phức tạp. Hiện tại, ở Việt Nam chưa có nhiều công trình nghiên cứu về CU. Do đó, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu này. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân mày đay mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả 112 bệnh nhân CU đến khám và điều trị tại bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ từ tháng 06/2023 đến tháng 12/2023. Các bệnh nhân được thu thập bệnh sử và khám lâm sàng, thực hiện cận lâm sàng tại Bệnh viên Da Liễu thành phố Cần Thơ. Kết quả: 112 bệnh nhân mày đay mạn tính với 47 nam và 65 nữ, độ tuổi trung bình là 25,1 ± 18,0 tuổi.Triệu chứng sẩn phù và ngứa xuất hiện ở 100% bệnh nhân, phù mạch chiếm 9,8%, buồn nôn chiếm 6,3%, sốt  chiêm 4,5%, đau bụng chiếm 1,8%. Điểm hoạt động của bệnh (UAS) có trung vị là 4,6[2;6]. Điểm chất lượng cuộc sống ở BN CU (CU-Q2oL) có trung vị là 96,7 [68;110]. Kết luận: CU là một bệnh thường gặp, có căn nguyên phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh thường gặp ở giới nữ nhiều hơn nam, khởi phát sớm, thường gặp nhất ở lứa tuổi <18. Điểm UAS có trung vị là 4,6[2;6]. Điểm CU-Q2oL có trung vị là 96,7 [68;110]. Xét nghiệm huyết học trong CU thường trong giới hạn bình thường.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Mai Bá Hoàng Anh (2016), “Mày đay”, Giáo trình Bệnh Da liễu, Nhà Xuất bản Đại Học Huế, tr.104-107.
2. Sánchez-Borges M et al (2017), " Review of Physical Urticarias and Testing Methods". Curr Allergy Asthma Rep. 17(8):51.
3. Wood RA, Khan DA et al (2019), American Academy of Allergy, Asthma and Immunology response to the EAACI/GA2 LEN/EDF/WAO guideline for the definition, classification, diagnosis, and management of Urticaria 2017 revision. Allergy. 74(2):411-413.
4. Goncalo et al (2021),”Journal of Dermatology The global burden of chronic urticaria for the patient and society”. British Journal of Dermatology 184(2): 226–236.
5. Nguyễn Tiến Dũng (2020), “Bệnh mày đay”. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh Da Liễu. (3): 149-153.
6. Nguyễn Hoàng Vân (2022), “Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh mày đay mạn tính bằng levocetirizin liều 10mg”, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, 17(6): 18-2
7. Lê Thái Vân Thanh (2023), "Nồng độ tnf-alpha huyết thanh trên bệnh nhân mày đay mạn tính". Tạp chí Y học Việt Nam. 535 (2), 353-357.
8. Ngô Thị Hồng Hạnh (2023), “Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh mày đay mạn tính cảm ứng”, Tạp chí Y Học Việt Nam, 527(1B); 26-30.
9. Zuberbier T., Asero R., Bindslev-Jensen C. et al. (2009), "EAACI/GA(2)LEN/EDF/WAO guideline: definition, classification and diagnosis of urticaria". Allergy. 64(10): 1417-1426.
10. Zuberbier T., Aberer W., Asero R. et al. (2014), "The EAACI/GA(2) LEN/EDF/WAO Guideline for the definition, classification, diagnosis, and management of urticaria: the 2013 revision and update". Allergy. 69(7): 868-887