NỒNG ĐỘ VANCOMYCIN TRONG MÁU Ở TRẺ EM VIÊM MÀNG NÃO TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 NĂM 2023-2024

Nguyễn Hoàng Quỳnh Hương1, Phùng Nguyễn Thế Nguyên1,, Dư Tuấn Quy2, Nguyễn Thị Bích Nga2
1 Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Nhi Đồng 1

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Viêm màng não ở trẻ em là một bệnh lý nhiễm khuẩn nặng, có nguy cơ cao gây di chứng thần kinh hoặc tử vong. Vancomycin thường được chỉ định trong điều trị và việc theo dõi nồng độ vancomycin trong máu là cần thiết để đạt mục tiêu AUC (Area Under the Curve) 400 – 600 mg.h/l, đảm bảo hiệu quả điều trị và giảm thiểu tác dụng phụ. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu được thực hiện từ tháng 3 năm 2023 đến tháng 6 năm 2024 tại khoa Nhiễm – Thần kinh của Bệnh viện Nhi đồng 1, trên các bệnh nhân từ 1 tháng đến 16 tuổi, được chẩn đoán viêm màng não do vi khuẩn, điều trị bằng vancomycin ít nhất 48 giờ và được theo dõi nồng độ vancomycin trong máu. Kết quả: 94 bệnh nhân nghiên cứu, có 71,3% nam, 29,8% có vấn đề dinh dưỡng, và 58,5% có bệnh kèm. Thời gian sử dụng vancomycin trung vị là 14 ngày. Thời điểm theo dõi vancomycin lần đầu (T1), AUC có trung vị 441 mg.h/l, 48,9% bệnh nhân đạt AUC mục tiêu. Thời điểm theo dõi vancomycin lần thứ hai (T2), 28 bệnh nhân, AUC có trung vị 532 mg.h/l, 67,9% bệnh nhân đạt AUC mục tiêu. Thời gian nằm viện có trung vị là 18 ngày. 23,4% bệnh nhân có biến chứng, không ghi nhận có di chứng hoặc tử vong. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về BMI (p = 0,026), bệnh kèm (p = 0,004), thời gian nằm viện (p = 0,033) giữa nhóm không đạt và đạt AUC. Một số yếu tố liên quan đến không đạt AUC của vancomycin là BMI (OR = 0,75), bệnh kèm (OR = 0,16). Kết luận: Bệnh nhi có BMI cao và/hoặc có bệnh kèm có nguy cơ không đạt AUC mục tiêu sau 48 giờ sử dụng vancomycin, cần theo dõi sát nồng độ vancomycin và đáp ứng của nhóm này

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Michael J. Rybak, Jennifer Le, Thomas P. Lodise, et al. Therapeutic monitoring of vancomycin for serious methicillin-resistant Staphylococcus aureus infections: A revised consensus guideline and review by the American Society of Health-System Pharmacists, the Infectious Diseases Society of America, the Pediatric Infectious Diseases Society, and the Society of Infectious Diseases Pharmacists. American journal of health-system pharmacy. 2020; 77(11): 835-64. doi: 10.1093/ ajhp/zxaa036.
2. Nguyễn Thanh Hùng, Bạch Văn Cam. Hướng dẫn sử dụng kháng sinh trong nhi khoa. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh; 2022: 210-9.
3. Bùi Anh Sơn, Nguyễn Thị Diệu Thúy. Kết quả điều trị bệnh nhi viêm phổi có sử dụng vancomycin và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Sản nhi Nghệ An. Tạp chí Y học cộng đồng. 2024; 65(4). doi: 10.52163/yhc.v65i4.1223.
4. Sanford Guide App. Version 6.4.16. Antimicrobial Therapy Inc; 2024.
5. Nguyễn Hữu Châu Đức, Trương Thị Na, Trần Thị Hạnh Chân, Nguyễn hữu Sơn, Nguyễn Thị Diễm Chi. Nghiên cứu đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em. Tạp chí Y học lâm sàng. 2022; 80. doi: 10.38103/jcmhch.80.8.
6. Wenhui Wang, Hong Han, Lijun Du, Zhaoyang Li, Yunhong Wu. Clinical features and outcomes of Streptococcus pneumoniae meningitis in children: A retrospective analysis of 26 cases in China. Neuropediatrics. 2021; 53(01): 32-38. doi: 10.1055/s-0041-1728655.
7. Trần Kiêm Hảo, Nguyễn Hữu Sơn, Mai Thị Hiền. Giá trị của lactat dịch não tủy trong đánh giá đáp ứng điều trị viêm màng não mủ ở trẻ em. Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam. 2020; 1(29): 30-34. doi: 10.59873/vjid.v1i29.140.
8. Misty Miller, Jamie L. Miller, Tracy M. Hagemann, et al. Vancomycin dosage in overweight and obese children. American journal of health-system pharmacy. 2011; 68(21): 2062-8. doi: 10.2146/ajhp110107.