NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VẾT LOÉT CỦA LASER HE-NE TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2020

Lê Hồng Thảo Dương 1, Gia Hưng Trần 1, Văn Bá Huỳnh 1,, Thị Thùy Trang Nguyễn 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả của laser He-Ne trong điều trị vết loét. Đối tượngvà phương pháp: Nghiên cứu mô tả có phân tích 30 bệnh nhân có vết loét điều trị bằng laser He-Ne tại BV Da liễu TPCTnăm 2020. Kết quả: nhóm 40-60 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (56,7%). 100% bệnh nhân có đau nhức, 46,7% sốt, 36,7% châm chích. Trước điều trị, điểm đau trung bình 3,2; kích thước trung bình 17,5mm; độ sâu trung bình 1mm; rỉ dịch (93,3%);mủ (10%), viêm đỏ (80%). Sau 72 giờ điều trị, điểm đau trung bình là 1,4; kích thước trung bình là 12,5mm; độ sâu trung bình là 0mm; rỉ dịch (30%);mủ (3,3%); viêm đỏ (83,3%).Sau 72 giờ điều trị, 56,7% bệnh nhân giảm 25% kích thước vết loét. Kết luận: Sự giảm kích thước và độ sâu vết loét được ghi nhận từ 48 giờ sau điều trị. Laser He-Ne hằng ngày đến khi vết loét lành hoàn toàn hoặc tối thiểu 3 ngày được khuyến cáo điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Da Liễu Đại học Y Hà Nội (2017), "Ứng dụng laser trong chuyên ngành da liễu", Bệnh học da liễu tập 3 (Sách đào tạo sau đại học), Hà Nội, tr. 411-429.
2. Bộ môn Da Liễu Trường Đại học Y Dược Cần Thơ (2019), "Thương tổn căn bản", Giáo trình Da Liễu, Hà Nội tr. 1-7.
3. Nguyễn Quang Sơn (2012), "So sánh sự hồi phục cấu trúc giác mạc thỏ bị viêm loét do tụ cầu được điều trị dài ngày bằng laser Helium-Neon đơn thuần và laser phối hợp với kháng sinh", Y học thực hành (802), tr. 8-10.
4. Allameh M et al (2018), "Comparative evaluation of the efficacy of laser therapy and fibroblastic growth factor injection on mucosal wound healing in rat experimental model", Journal of Lasers in Medical Sciences, 9 (3), pp. 194-199.
5. Elisa M, Salih WHM (2017), "The influence of low-intensity He-Ne laser on the wound healing in diabetic rats", Lasers Med Sci, 32 (6), pp. 1261-1267.
6. Gonzalez AC, Costa TF, Andrade ZA et al. (2016), "Wound healing - A literature review", An Bras Dermatol, 91 (5), pp. 614-620.
7. Lopez A, Brundage C (2019), "Wound photobiomodulation treatment: Outcomes in animal models", Journal of Veterinary Medicine.
8. Sardari F, Ahrari F (2016), "The effect of low-level helium-neon laser on oral wound healing", Dent Res J (Isfahan), 13 (1), pp. 24-29.