KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỘNG MẠCH NUÔI U TRÊN CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO THẬN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát đặc điểm hệ động mạch (ĐM) nuôi u trên người bệnh ung thư biểu mô tế bào (UTBMTB) thận bằng chụp cắt lớp vi tính (CLVT) vùng bụng có tiêm thuốc tương phản. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh là UTBMTB thận, và được chụp CLVT bụng có tiêm thuốc tương phản đường tĩnh mạch theo qui trình chẩn đoán u hệ niệu tại BV Bình Dân trước phẫu thuật từ tháng 06/2022 đến tháng 06/2023. Kết quả: Cỡ mẫu gồm 125 bệnh nhân UTBMTB thận với tuổi trung bình là 56,9 ± 12,9 và tỉ số nam:nữ là 2:1. Đa số bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh là UTBMTB sáng (78,4%). Hệ ĐM nuôi u trên hình chụp CLVTcó các đặc điểm sau: 4,0% có 2 nhánh ĐM thận chính; 16,0% có ≥ 1 nhánh ĐM thận phụ; 8,8% có phân nhánh sớm ĐM thận và 29,6% có ≥ 2 nhánh ĐM nuôi u. Bên thận có khối u có đường kính ĐM lớn hơn so với bên thận lành (p = 0,03). Đồng thời, bên thận có khối UTBMTB thậncó nguy cơ đa ĐM thận gấp 5,4 lần so với bên thận lành (p<0,001). Kết luận: Hệ ĐM nuôi u ở người bệnh UTBMTB thận có đặc điểm giải phẫu phức tạp và nên được khảo sát thường quy bằng chụp CLVT vùng bụng có tiêm thuốc tương phản như một phần của quá trình tiền phẫu
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư biểu mô tế bào thận, động mạch nuôi u, động mạch thận phụ, cắt lớp vi tính có tiêm tương phản
Tài liệu tham khảo
2. J. Pandey and W. Syed, “Renal Cancer,” in StatPearls, Treasure Island (FL): StatPearls Publishing, 2023. Accessed: Jul. 10, 2023. [Online]. Available: http://www.ncbi.nlm.nih.gov/ books/NBK558975/
3. B. Ljungberg et al., “European Association of Urology Guidelines on Renal Cell Carcinoma: The 2022 Update,” European Urology, vol. 82, no. 4, pp. 399–410, Oct. 2022, doi: 10.1016/ j.eururo.2022.03.006.
4. S. Hulley, S. Cumming, W. Browner, D. Grady, and T. Newman, “Appendix 6E. Sample size for a descriptive study of a dichotomus variable,” in Designing Clinical Research: an epidemiologic approach, 4th ed., Philadelphia, PA: Lippincott Williams & Wilkins, 2013, p. 81.
5. D. Lv, H. Zhou, F. Cui, J. Wen, and W. Shuang, “Characterization of renal artery variation in patients with clear cell renal cell carcinoma and the predictive value of accessory renal artery in pathological grading of renal cell carcinoma: a retrospective and observational study,” BMC Cancer, vol. 23, no. 1, p. 274, Mar. 2023, doi: 10.1186/s12885-023-10756-y.
6. S. K. Aytac, H. Yigit, T. Sancak, and H. Ozcan, “Correlation Between the Diameter of the Main Renal Artery and the Presence of an Accessory Renal Artery: Sonographic and Angiographic Evaluation,” Journal of Ultrasound in Medicine, vol. 22, no. 5, pp. 433–439, May 2003, doi: 10.7863/jum.2003.22.5.433.
7. W.-H. Guan, Y. Han, X. Zhang, D.-S. Chen, Z.-W. Gao, and X.-S. Feng, “Multiple renal arteries with renal cell carcinoma: Preoperative evaluation using computed tomography angiography prior to laparoscopic nephrectomy,” J Int Med Res, vol. 41, no. 5, pp. 1705–1715, Oct. 2013, doi: 10.1177/0300060513491883.
8. X. Meng, Q. Mi, S. Fang, and W. Zhong, “Preoperative evaluation of renal artery anatomy using computed tomography angiography to guide the superselective clamping of renal arterial branches during a laparoscopic partial nephrectomy,” Experimental and Therapeutic Medicine, vol. 10, no. 1, pp. 139–144, Jul. 2015, doi: 10.3892/etm.2015.2500.
9. S. A. Aziz, J. Sznol, A. Adeniran, J. W. Colberg, R. L. Camp, and H. M. Kluger, “Vascularity of primary and metastatic renal cell carcinoma specimens,” J Transl Med, vol. 11, no. 1, p. 15, Dec. 2013, doi: 10.1186/1479-5876-11-15.
10. G. Facchini et al., “New treatment approaches in renal cell carcinoma,” Anti-Cancer Drugs, vol. 20, no. 10, pp. 893–900, Nov. 2009, doi: 10.1097/CAD.0b013e32833123d4.