KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI BIỂU MÔ TUYẾN GIAI ĐOẠN IIIB–IV BẰNG THUỐC ĐÍCH TK1 THẾ HỆ 1 TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU THÁI BÌNH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nhận xét kết quả điều trị của thuốc TKI thế hệ 1 trong ung thư phổi biểu mô tuyến giai đoạn IIIB-IV tại Trung tâm Ung bướu (TTUB) Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, đánh giá kết quả điều trị 39 bệnh nhân (BN) ung thư phổi giai đoạn IIIB – IV có đột biến gen EGFR tại các exon 19 và 21 từ tháng 01/2019 đến 05/2024. Kết quả: Đáp ứng cơ năng: có 28/39 BN đáp ứng cơ năng với điều trị (chiếm 71,8%), có 5 BN đáp ứng hoàn toàn chiếm 12,9%, có 17,9% bệnh không thay đổi và 10,3% bệnh tiến triển. Đáp ứng khách quan: Chúng tôi ghi nhận có 2 bệnh nhân đáp ứng hoàn toàn chiếm 5,2%. Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng một phần là 48,6%, có 35,9% bệnh nhân được đánh giá bệnh giữ nguyên. Có 10,3% số bệnh nhân có biểu hiện bệnh tiến triển. Thời gian sống thêm không tiến triển trung bình là 7,9 tháng, trung vị là 6,9 tháng, thời gian sống thêm không tiến triển dài nhất là 19,5 tháng, ngắn nhất là 2,8 tháng. Thời gian sống trung bình toàn bộ là 18,0 ± 0,4 tháng, trung vị là 16,3 tháng. Kết luận: Nhóm tuổi hay gặp là nhóm tuổi từ 71–80 (38,5%), tỷ lệ nam/nữ là 1,44/1, có 46,2% Bn hút thuốc, BN nhập viện với lý do ho kéo dài, đau ngực, khó thở, sờ thấy hạch cổ (76,9%, 43,6%, 20,1%, 23,1%). Vị trí U hay gặp ở thùy trên phổi phải và ở ngoại vi (27,6%; 43,1%), Kích thước u trung bình là 4,29 ± 2 cm. Đột biến exon 19 chiếm tỷ lệ 64,1%, đột biến exon 21 chiếm 35,9%. Sau điều trị: đáp ứng hoàn toàn chiếm 5,2%. Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng một phần là 48,6%, thời gian sống thêm không tiến triển trung vị là 6,9 tháng Thời gian sống trung bình toàn bộ trung vị là 16,3 tháng
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Điều trị đích ung thư phổi, erlotinib, gefitinib
Tài liệu tham khảo
2. Mai Trọng Khoa, Ngô Thùy Trang, Nguyễn Thị Lan Anh và CS (2016). Nghiên cứu tiến cứu, dịch tễ học phân tử, đánh giá tình trạng đột biến gen EGFR ở các bệnh nhân Việt Nam mắc ung thư phổi dạng biểu mô tuyến, giai đoạn tiến triển, Tạp chí Ung thư học Việt Nam. 2016; 2: 30-36.
3. Nguyễn Bá Đức, Bùi Công Cường and Trần Văn Thuấn. Chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư (2017), Ung thư phổi: 176-187.
4. Lê Thu Hà and Trần Văn Thuấn (2016), Đáp ứng thuốc Erlotinib trong điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn, Tạp chí Y học thực hành. 2016; số 993, tháng 1/2016: 53-55.
5. Kazandjian D, Blumenthal G.M, Yuan W et al (2016), FDA Approval of Gefitinib for the Treatment of Patients with Metastatic EGFR Mutation-Positive Non Small Cell Lung Cancer, Clin Cancer Res. 2016; 22(6): 1307-12.
6. Rosell R, Carcereny E, Gervais R et al (2012). Erlotinib versus standard chemotherapy as first-line treatment for European patients with advanced EGFR mutation-positive non-small-cell lung cancer (EURTAC): a multicentre, open-label, randomised phase 3 trial, Lancet Oncol. 2012; 13(3): 239-46.
7. Nguyễn Minh Hà, Trần Vân Khánh, Tạ Thành Văn và CS (2014), Erlotinib bước một trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có đột biến gen EGFR, Tạp chí nghiên cứu y học. 2014: 7-14.