ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG NẤM PHỔI ASPERGILLUS XÂM LẤN Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Ngô Thị Thúy Quỳnh1,, Phan Thu Phương2
1 Bệnh viện Phổi Trung ương
2 Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng nấm phổi Aspergillus xâm lấn ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu, tiến cứu trên 58 bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chẩn đoán nấm phổi Aspergillus xâm lấn (4/58 ca chẩn đoán mức độ chắc chắn 6,9%, 54/58 ca chẩn đoán mức độ có khả năng (93,1%), điều trị tại Bệnh viện Phổi Trung Ương thời gian từ 6/2022 – 9/2024. Kết quả: 100% là nam giới, tuổi trung bình 68,76 ±9,378. Lý do vào viện chủ yếu là khó thở chiếm 84,5%. Bệnh nền hay gặp nhất là tăng huyết áp 44,8%, đái tháo đường 31%. Triệu chứng lâm sàng: khó thở (100%), ho đờm (93,1%), sốt (51,7%), đau ngực (48,3%), ho ra máu (6,9%). Cận lâm sàng: CRP tăng cao, trung bình 102,2 ± 65,5; tổn thương lan tỏa hai bên phổi chiếm ưu thế (86,2%), loại tổn thương: nốt (91,4%), kính mờ (72,4%), đông đặc 63,8%, halosign 39,7%; Vi sinh: chủng nấm hay gặp nhất là Aspergillus fumigatus 93%, kết hợp 2 chủng A. fumigatus và A. flavus 3%; phối hợp vi khuẩn và nấm 28/58 (48,3%), phối hợp virus và nấm 6/58 (10,3%); tổn thương đại thể soi phế quản hình ảnh hay gặp nhất là giả mạc 15/39 (38,5%); 29/58 ca được làm kháng sinh đồ nấm, kháng amphotericin B 93,1%. Tỷ lệ tử vong 60,3%. Kết luận: Bệnh nhân COPD mắc nấm phổi Aspergillus xâm lấn triệu chứng lâm sàng chủ yếu là khó thở, tình trạng nhiễm trùng tăng cao, tổn thương phổi lan tỏa 2 bên, tiên lượng nặng, tỷ lệ tử vong cao, cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Bulpa P, Duplaquet F, Dimopoulos G, Vogelaers D, Blot S. Invasive Pulmonary Aspergillosis in Chronic Obstructive Pulmonary Disease Exacerbations. Semin Respir Crit Care Med. Tháng Chạp 2020; 41(6):851–61.
2. De Pauw B, Walsh TJ, Donnelly JP, Stevens DA, Edwards JE, Calandra T, và c.s. Revised definitions of invasive fungal disease from the European Organization for Research and Treatment of Cancer/Invasive Fungal Infections Cooperative Group and the National Institute of Allergy and Infectious Diseases Mycoses Study Group (EORTC/MSG) Consensus Group. Clin Infect Dis. 15 Tháng Sáu 2008;46(12):1813–21.
3. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm xâm lấn. Quyết định số 3429/QĐ-BYT. 2021.
4. Duong TN, Le M, Beardsley J, Denning DW, Le N, Nguyen BT. Updated estimation of the burden of fungal disease in Vietnam. Mycoses. Tháng Tư 2023;66(4):346–53.
5. Guinea J, Torres-Narbona M, Gijón P, Muñoz P, Pozo F, Peláez T, và c.s. Pulmonary aspergillosis in patients with chronic obstructive pulmonary disease: incidence, risk factors, and outcome. Clin Microbiol Infect. Tháng Bảy 2010;16(7):870–7.
6. Xu H, Li L, Huang WJ, Wang LX, Li WF, Yuan WF. Invasive pulmonary aspergillosis in patients with chronic obstructive pulmonary disease: a case control study from China. Clinical Microbiology and Infection. 1 Tháng Tư 2012; 18(4):403–8.
7. Ahmed J, Singh G, Mohan A, Agarwal R, Sachdev J, Khullar S, và c.s. Invasive pulmonary aspergillosis infection in severely ill COPD patients in pulmonary ward and ICU. Indian Journal of Medical Microbiology. 1 Tháng Tư 2022;40(2):223–7.
8. Huang L, He H, Ding Y, Jin J, Zhan Q. Values of radiological examinations for the diagnosis and prognosis of invasive bronchial-pulmonary aspergillosis in critically ill patients with chronic obstructive pulmonary diseases. Clin Respir J. Tháng Hai 2018;12(2):499–509.
9. Mai Thùy Trang. Đặc điểm lâm sàng cận lâm sàng và kết quả điều trị nấm phổi aspergillus xâm lấn tại bệnh viện Bạch Mai [Luận án thạc sỹ y học]. Đại học Y Hà Nội; 2023.
10. Gu Y, Ye X, Liu Y, Wang Y, Shen K, Zhong J, và c.s. A risk-predictive model for invasive pulmonary aspergillosis in patients with acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease. Respir Res. 2021;22:176.