ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM CỦA PHẪU THUẬT TIM ÍT XÂM LẤN ĐÓNG THÔNG LIÊN NHĨ QUA ĐƯỜNG NGỰC PHẢI Ở NGƯỜI LỚN

Nguyễn Hoàng Định1,2, Phạm Nguyễn Minh Trí1, Nguyễn Hưng Trường1,2, Trần Minh Hải3, Trần Minh Bảo Luân1,2,
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả và độ an toàn của phẫu thuật tim ít xâm lấn đóng thông liên nhĩ (TLN) ở người lớn qua đường ngực phải. Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu mô tả loạt ca. Kết quả: từ 05/2022 tới tháng 06/2024, có 44 bệnh nhân (17 nam, 27 nữ) được phẫu thuật tim ít xâm lấn đóng TLN qua đường mở ngực nhỏ bên phải tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Tuổi trung bình 37,1 ± 10,8 tuổi (19 – 65). Trong đó, có 38 trường hợp (86,4%) TLN lỗ thứ phát, 3 trường hợp (6,8%) TLN lỗ nguyên phát, 2 trường hợp (4,6%) TLN thể xoang tĩnh mạch chủ trên, 1 trường hợp (2,3%) TLN thể xoang tĩnh mạch chủ dưới. Bất thường hồi lưu tĩnh mạch phổi được ghi nhận trong 2 trường hợp (4,6%). Phẫu thuật sửa chữa tổn thương đi kèm tại tim có 29 trường hợp (65,9%). Không ghi nhận trường hợp tử vong nội viện. Thời gian tuần hoàn ngoài cơ thể 73 ± 28 phút (25 - 130), thời gian phẫu thuật 163 ± 42 phút (80 – 250). Thời gian thở máy 9,2 ± 3,9 giờ (3,5 – 17,3), thời gian nằm hồi sức 34,7 ± 24,2 giờ (15,5 - 116), thời gian nằm viện sau mổ 8 ± 4 ngày (4 - 21). Không ghi nhận shunt tồn lưu sau mổ. Biến chứng nặng: 2 bệnh nhân (4,6%) cần đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn. Biến chứng nhẹ: 6 bệnh nhân (13.7%) có tràn khí màng phổi, 8 bệnh nhân (18,2%) có viêm phổi cần dùng kháng sinh điều trị. Không có bệnh nhân mổ lại cầm máu hay nhiễm trùng vết mổ. Kết luận: Phẫu thuật tim ít xâm lấn đóng TLN qua đường ngực phải ở người lớn tại bệnh viện Chợ Rẫy có tính hiệu quả và an toàn cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Geva T, Martins JD, Wald RM. Atrial septal defects. Lancet. May 31 2014;383(9932):1921-32. doi:10.1016/s0140-6736(13)62145-5
2. Silvestry FE, Cohen MS, Armsby LB, et al. Guidelines for the Echocardiographic Assessment of Atrial Septal Defect and Patent Foramen Ovale: From the American Society of Echocardiography and Society for Cardiac Angiography and Interventions. J Am Soc Echocardiogr. Aug 2015; 28(8):910-58. doi:10.1016/j.echo.2015.05.015
3. Zhu J, Zhang Y, Bao C, Ding F, Mei J. Individualized strategy of minimally invasive cardiac surgery in congenital cardiac septal defects. Journal of Cardiothoracic Surgery. 01/15 2022;17doi:10.1186/s13019-022-01753-6
4. Turner DR, Owada CY, Sang CJ, Jr., Khan M, Lim DS. Closure of Secundum Atrial Septal Defects With the AMPLATZER Septal Occluder: A Prospective, Multicenter, Post-Approval Study. Circ Cardiovasc Interv. Aug 2017;10(8):e004212. doi:10.1161/circinterventions.116.004212
5. Lei Y-Q, Liu J-F, Xie W-P, Hong Z-N, Chen Q, Cao H. Anterolateral minithoracotomy versus median sternotomy for the surgical treatment of atrial septal defects: a meta-analysis and systematic review. Journal of Cardiothoracic Surgery. 2021/09/20 2021;16(1):266. doi:10.1186/ s13019-021-01648-y
6. Yanagisawa J, Maekawa A, Sawaki S, et al. Three-port totally endoscopic repair vs conventional median sternotomy for atrial septal defect. Surg Today. Feb 2019;49(2):118-123. doi:10.1007/s00595-018-1713-0
7. Tang Y, Wu Y, Zhu J, et al. Total endoscopic repair of atrial septal defect under on-pump beating heart. J Thorac Dis. Dec 2018;10(12): 6557-6562. doi:10.21037/jtd.2018.10.89
8. Schneeberger Y, Schaefer A, Conradi L, et al. Minimally invasive endoscopic surgery versus catheter-based device occlusion for atrial septal defects in adults: reconsideration of the standard of care. Interact Cardiovasc Thorac Surg. Apr 1 2017;24(4):603-608. doi:10.1093/icvts/ivw366