ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU BỆNH U TINH HOÀN LÀNH TÍNH ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tổn thương giải phẫu bệnh u tinh hoàn lành tính ở trẻ em được điều trị phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả 30 trường hợp trẻ dưới 15 tuổi chưa dậy thì, được chẩn đoán u tinh hoàn lành tính và được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng1/2016 đến tháng 12/2020. Kết quả: Tuổi mắc bệnh trung bình là 1,46 tuổi, từ 0 – 2 tuổi chiếm 70%. 96,7% được phát hiện tình cờ, đa phần không có triệu chứng lâm sàng (86,7%). Các bệnh nhân đều được siêu âm và xét nghiệm αFP trước mổ, 100% trường hợp đều có αFP bình thường hoặc tăng nhẹ nhưng không vượt quá 100 ng/ml ở trẻ trên 6 tháng. Phương pháp phẫu thuật chủ yếu là cắt u bảo tồn tinh hoàn (73,4%), cắt toàn bộ tinh hoàn (23,3%), một trường hợp nội soi cắt toàn bộ tinh hoàn trong ổ bụng, phẫu thuật thực hiện đa số qua đường bẹn (76,7%). Sinh thiết lạnh trong mổ thực hiện trong 53,3% trường hợp. Kết quả giải phẫu bệnh thường quy thấy u quái trưởng thành là 76,7%, u quái chưa trưởng thành là 10%, u nang bì chiếm 10%, u tế bào Sertoli chiếm 3,3%. Kết luận: Siêu âm là phương tiện chẩn đoán hình ảnh tin cậy trong việc xác đinh khối u tinh hoàn, αFP kết hợp siêu âm giúp gợi ý u ác tính hay lành tính trước phẫu thuật. U quái là loại mô bệnh học chiếm đa số trong u tinh hoàn lành tính ở trẻ em. Phương pháp phẫu thuật chủ yếu là cắt u bảo tồn tinh hoàn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
U tinh hoàn lành tính, phẫu thuật.
Tài liệu tham khảo
2. Lee SD, Korean Society of Pediatric Urology. Epidemiological and clinical behavior of prepubertal testicular tumors in Korea. J Urol. 2004;172(2):674-678.
3. Phạm Trung Thông. Đánh giá kết quả phẫu thuật cắt u tinh hoàn lành tính, bảo tồn tinh hoàn tại Bệnh viện Nhi Trung Ương. Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Hà Nội. 2016.
4. Nguyễn Nguyên Thắng. Đặc điểm bướu tế bào mầm tinh hoàn ở trẻ em. Tạp chí Y học lâm sàng. 2019;55:198-203.
5. Ye Y lin, He Q ming, Zheng F fug, Guo S jie, Zhou F jian, Qin Z ke. Trends of testis-sparing surgery for pediatric testicular tumors in South China. BMC Surg. 2017;17.
6. Tallen G, Hernáiz Driever P, Degenhardt P, Henze G, Riebel T. High reliability of scrotal ultrasonography in the management of childhood primary testicular neoplasms. Klin Padiatr. 2011;223(3):131-137.
7. Wu JT, Book L, Sudar K. Serum Alpha Fetoprotein (AFP) Levels in Normal Infants. Pediatric Research. 1981;15(1):50-52.
8. Ferraro S, Panzeri A, Braga F, Panteghini M. Serum α-fetoprotein in pediatric oncology: not a children’s tale. Clin Chem Lab Med. 2019; 57(6):783-797.
9. Kaplan GW, Cromie WC, Kelalis PP, Silber I, Tank ES. Prepubertal yolk sac testicular tumors--report of the testicular tumor registry. J Urol. 1988;140(5 Pt 2):1109-1112.
10. Ross JH, Rybicki L, Kay R. Clinical behavior and a contemporary management algorithm for prepubertal testis tumors: a summary of the Prepubertal Testis Tumor Registry. J Urol. 2002; 168(4 Pt 2):1675-1678; discussion 1678-1679.