KHẢO SÁT TỈ LỆ SỬ DỤNG KHÁNG ĐÔNG KÉO DÀI TRÊN BỆNH NHÂN THUYÊN TẮC HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mở đầu: Sử dụng kháng đông kéo dài trong điều trị huyết khối tĩnh mạch là một vấn đề quan trọng nhằm ngăn ngừa tái phát. Việc sử dụng kháng đông kéo dài cần phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ chảy máu. Các nghiên cứu thường tập trung vào nhóm bệnh nhân nội trú do đó dữ liệu về tỉ lệ sử dụng kháng đông kéo dài trên nhóm bệnh nhân ngoại trú còn hạn chế. Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá tỉ lệ bệnh nhân được sử dụng kháng đông kéo dài > 3 tháng trên bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Việt Nam. Đối tượng: Bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch được điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh từ tháng 01/2022 đến tháng 12/2023. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu. Kết quả: Có 220 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu, tuổi trung bình của dân số nghiên cứu là 63,8 ± 16,4, tỉ lệ nữ : nam là 1,9:1. Các bệnh đồng mắc thường gặp nhất là tăng huyết áp với 52,7%, béo phì (32,3%), đái tháo đường (29,1%), ung thư (14,1%). Có 18,2% bệnh nhân có rối loạn chức năng thất phải trên siêu âm tim. Đa số bệnh nhân được điều trị kháng đông kéo dài > 3 tháng với 93,2%. Trong đó từ 3 – 6 tháng là 33,6%, từ 6 – 12 tháng là 29,8% và trên 12 tháng là 36,6%. Trong nhóm điều trị kháng đông trong 3 tháng, DOAC chiếm ưu thế với 80%, VKA chiếm 13,3% và Enoxaparin chiếm 6,7%. Trong nhóm điều trị kháng đông trên 3 tháng, DOAC chiếm ưu thế với 88,3% và VKA chiếm 11,7%. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy đa số bệnh nhân thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ngoại trú được dùng kháng đông kéo dài > 3 tháng với DOAC là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch sâu, kháng đông, DOAC
Tài liệu tham khảo
2. Kahn SR, Lim W, Dunn AS, et al. Prevention of VTE in nonsurgical patients: Antithrombotic Therapy and Prevention of Thrombosis, 9th ed: American College of Chest Physicians Evidence-Based Clinical Practice Guidelines. Chest. Feb 2012; 141(2 Suppl):e195S-e226S. doi:10.1378/ chest.11-2296
3. Minet C, Potton L, Bonadona A, et al. Venous thromboembolism in the ICU: main characteristics, diagnosis and thromboprophylaxis. Critical care (London, England). Aug 18 2015; 19(1):287. doi:10.1186/s13054-015-1003-9
4. Morrone D, Morrone V. Acute Pulmonary Embolism: Focus on the Clinical Picture. Korean circulation journal. May 2018;48(5):365-381. doi:10.4070/kcj.2017.0314
5. Stevens SM, Woller SC, Kreuziger LB, et al. Antithrombotic Therapy for VTE Disease: Second Update of the CHEST Guideline and Expert Panel Report. Chest. Dec 2021;160(6):e545-e608. doi: 10.1016/j.chest.2021.07.055
6. Lee MC, Liao CT, Feng IJ, et al. Recurrent thromboembolism, bleeding, and mortality in Asian patients with venous thromboembolism receiving different oral anticoagulants: A nationwide analysis. Medicine. Sep 16 2022;101 (37):e30412. doi:10.1097/md.0000000000030551
7. Nguyễn Thị Tuyết Mai TTXA, Bùi Thế Dũng, et al. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thuyên tắc phổi do huyết khối tại bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Y học TpHồ Chí Minh. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2019;23(2):208-213