ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH ĐOẠN TẬN ỐNG NGỰC TRÊN SIÊU ÂM Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN - TĂNG ÁP LỰC TĨNH MẠCH CỬA
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm hình ảnh đoạn tận ống ngực (ĐTON) trên siêu âm ở bệnh nhân xơ gan - tăng áp lực tĩnh mạch cửa (ALTMC) và đánh giá mối tương quan giữa mức độ giãn của ĐTON với một số biểu hiện của xơ gan. Đối tượng, phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị xơ gan tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội từ tháng 12/2023 đến tháng 7/2024. Kết quả: 30 bệnh nhân (BN) xơ gan, (27 nam, 3 nữ; tuổi trung bình 60,3 ± 9,7); có 08 BN Child Pugh A (26,7%), 16 BN Child Pugh B (53,3%) và 06 BN Child Pugh C (20%), đường kính trung bình ĐTON là 3,89 ±0,94 mm. 16 BN (53,3%) có giãn TMC với đường kính trung bình là 12,7±3mm và mức độ giãn tĩnh mạch thực quản (TMTQ) trung bình độ II. 21 BN (70%) có cổ chướng, chủ yếu ở nhóm 2 (66,67%). Đường kính ĐTON trong khoảng 3 đến <5mm (nhóm 2) chiếm tỷ lệ (77,4%) cao hơn nhóm 3 (16,1%) và nhóm 1 (6,4%). Mức độ giãn của ĐTON có mối tương quan với mức độ xơ gan (r =0,54; p=0,02 <0,05) và tăng ALTMC, được đánh giá qua tình trạng cổ chướng (r=0,39; p=0,03), giãn TMC (r=0,37; p=0,04) và giãn TMTQ (r=0,39; p=0,03). Kết luận: Đường kính đoạn tận ống ngực tăng ở BN xơ gan và có mối tương quan với mức độ xơ gan và tăng áp lực tĩnh mạch cửa
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Can thiệp bạch mạch, đoạn tận ống ngực, xơ gan.
Tài liệu tham khảo
2. Cuong NN, Linh LT, My TTT, et al. Management of chyluria using percutaneous thoracic duct stenting. CVIR Endovasc. 2022;5:54. doi:10.1186/s42155-022-00333-y
3. Guevara C, Rialon K, Ramaswamy R, Kim S, Darcy M. US–Guided, Direct Puncture Retrograde Thoracic Duct Access, Lymphangiography, and Embolization: Feasibility and Efficacy. J Vasc Interv Radiol. 2016;27. doi:10.1016/ j.jvir.2016. 06.030
4. Dumont AE, Mulholland JH. Alterations in Thoracic Duct Lymph Flow in Hepatic Cirrhosis: Significance in Portal Hypertension. Ann Surg. 1962;156(4): 668-675. doi:10.1097/00000658-196210000-00013
5. Witte MH, Dumont AE, Cole WR, Witte CL, Kintner K. Lymph circulation in hepatic cirrhosis: effect of portacaval shunt. Ann Intern Med. 1969; 70(2):303-310. doi:10.7326/0003-4819-70-2-303
6. Witte MH, Witte CL, Dumont AE. Progress in liver disease: physiological factors involved in the causation of cirrhotic ascites. Gastroenterology. 1971;61(5):742-750.
7. Seeger M, Bewig B, Günther R, et al. Terminal Part of Thoracic Duct: High-Resolution US Imaging. Radiology. 2009;252(3):897-904. doi:10.1148/radiol.2531082036
8. Child-Pugh classification - UpToDate. Accessed June 18, 2024. https://www.uptodate. com/contents/image?imageKey=GAST/78401
9. Verma SK, Mitchell DG, Bergin D, et al. Dilated cisternae chyli: a sign of uncompensated cirrhosis at MR imaging. Abdom Imaging. 2009; 34(2): 211-216. doi:10.1007/s00261-008-9369-7
10. Hwang SH, Oh YW, Ham SY, Kang EY, Lee KY, Yong HS. Evaluation of the left neck distal thoracic duct in cirrhosis with computed tomography. Clin Imaging. 2016;40(3):465-469. doi:10.1016/j.clinimag.2016.01.005