KHẢO SÁT TỶ LỆ SỬ DỤNG CÁC NHÓM THUỐC NỀN TẢNG TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Lê Thanh Phú1, Ngô Minh Hùng1,, Dương Văn Phiếu1, Dương Hoàng Ngọc Thảo1, Lê Ngọc Như Ý1, Huỳnh Giao2
1 Đại học Nam Cần Thơ
2 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy tim tim phân suất tống máu thất trái giảm có tỷ lệ bệnh tật và tử vong cao. Điều trị đúng theo phác đồ mới cập nhật giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ nhập viện và tử vong. Tiếp cận đúng và đủ phác đồ điều trị suy tim tại các bệnh viện tuyến tỉnh vẫn chưa được nghiên cứu. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát tỷ lệ sử dụng các nhóm thuốc nền tảng trong điều trị bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm (STPSTMTTG) theo khuyến cáo của Hội tim Châu Âu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân STPSTMTTG đến khám tại khoa Tim Mạch - Bệnh viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ từ 12/2023 đến 04/2024. Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả. Kết quả: Nghiên cứu này đã tuyển chọn được 72 bệnh nhân STPSTMTTG, có độ tuổi trung bình là 67,14 ± 12,1 năm, với tỷ lệ nam giới chiếm 52,8%. Các bệnh đồng mắc phổ biến nhất là tăng huyết áp (93,1%), bệnh mạch vành (79,2%), và rối loạn lipid máu (79,2%). Nguyên nhân chính gây STPSTMTTG trong mẫu nghiên cứu là bệnh mạch vành (75%). Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng 1, 2, 3, hoặc đủ cả 4 nhóm thuốc nền tảng lần lượt là 31,9%, 56,9%, 5,6% và 0%; với 94,4% bệnh nhân được điều trị bằng ít nhất một trong bốn nhóm thuốc này. Tỷ lệ sử dụng cụ thể của các nhóm thuốc như sau: nhóm ức chế hệ Renin-Angiotensin-Aldosteron (RASi) chiếm 88,9%, nhóm lợi tiểu kháng Aldosterone là 61,1%, nhóm chẹn Beta là 12,5%, và nhóm ức chế đồng vận kênh Natri-Glucose-2 (SGLT2i) là 1,4%. Kết luận: Phần lớn bệnh nhân STPSTMTTG trong nghiên cứu của chúng tôi được điều trị đơn trị liệu hoặc 2 nhóm. Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị đồng thời cả 3 hoặc đủ cả 4 nhóm nền tảng vẫn còn thấp. Nhóm thuốc RASi được sử dụng nhiều nhất, trong khi nhóm thuốc chẹn Beta và SGLT2i có tỉ lệ sử dụng rất thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ambrosy, A. P., Fonarow, G. C., Butler, J., et al (2014). The global health and economic burden of hospitalizations for heart failure: lessons learned from hospitalized heart failure registries. Journal of the American College of Cardiology, 63(12), 1123-1133.
2. Jones, N. R., Roalfe, A. K., Adoki, et al (2019). Survival of patients with chronic heart failure in the community: a systematic review and meta‐analysis. European journal of heart failure, 21(11), 1306-1325.
3. McDonagh, T. A., Metra, M., Adamo, et al (2021). 2 021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: Developed by the Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC) With the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. European heart journal, 42(36), 3599-3726.
4. Nguyễn Ngọc Thanh Vân, Nguyễn Đinh Quốc Anh, Hoàng Văn Sỹ, Châu Ngọc Hoa (2021), Khảo sát điều trị suy tim theo khuyến cáo của Hội Tim châu Âu 2016. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh ;25(2):35-41.
5. Thái Trường Nhã và cs (2023), Khảo Sát Sử Dụng Thuốc Trong Điều Trị Suy Tim Phân Suất Tống Máu Giảm Tại Bệnh Viện Tim Mạch An Giang. http://benhvientimmachangiang.vn/ DesktopModules/NEWS/DinhKem/2015_13.KS-sat-su-dung-thuoc-trong-dieu-tri-suy-tim-EF-giam-tai--BVTMAG.pdf
6. Trần Đại Cường (2024), Khảo Sát Điều Trị Suy Tim Theo Khuyến Cáo Của Hội Tim Châu Âu 2021 Ở Các Mức Phân Suất Tống Máu Khác Nhau, Tạp chí Y học Việt Nam, 534(1B).
7. Teng, T. H. K., Tromp, J., et al (2018). Prescribing patterns of evidence-based heart failure pharmacotherapy and outcomes in the ASIAN-HF registry: a cohort study. The Lancet Global Health, 6(9), e1008-e1018.
8. Phan Đình Phong và cs (2024), Thực Trạng Sử Dụng Các Nhóm Thuốc Nền Tảng Trong Điều Trị Suy Tim Mạn Tính Có Phân Suất Tống Máu Giảm Tại Khoa Khám Bệnh - Bệnh Viện Bạch Mai, Tạp Chí Y học Việt Nam, 535(1B).
9. Greene, S. J., Butler, J., Albert, et al (2018). Medical therapy for heart failure with reduced ejection fraction: the CHAMP-HF registry. Journal of the American College of Cardiology, 72(4), 351-366.
10. Brunner-La Rocca, H. P., Linssen, et al (2019). Contemporary drug treatment of chronic heart failure with reduced ejection fraction: the CHECK-HF registry. JACC: Heart Failure, 7(1), 13-21.