ĐỐI CHIẾU ĐỘ TRONG MỜ GIỮA HỆ THỐNG SO MÀU CỔ ĐIỂN VÀ 3D TRONG NHA KHOA

Huỳnh Công Nhật Nam1,, Kiều Quốc Thoại1
1 Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng máy đo màu nhằm đánh giá độ trong mờ theo hệ màu CIELAB của 2 hệ thống so màu răng cổ điển và 3D, từ đó đưa ra bảng đối chiếu độ trong mờ nhằm là một công cụ tham khảo cho bác sĩ và kỹ thuật viên răng hàm mặt trong quá trình đánh giá và so màu răng chính xác trong phục hình răng. Phương kháp: Nghiên cứu in-vitro được tiến hành với 2 bộ so màu chuẩn Vita Classical (16 răng) và Vita System 3D-Master (26 răng). Các thông số CIELAB (L, a, b) đối với các cây so màu được đo ở nhiệt độ phòng bằng máy đo màu ở một phần ba rìa cắn 10 lần trên các tấm nền trắng, đen và sau đó ghi lại các giá trị nhằm tính toán và so sánh độ trong mờ trong từng hệ thống và giữa 2 hệ thống. Kết quả: Nhóm màu sáng nhất của cả 2 hệ thống so màu (A1, 1M1, 3M2, 4M1) có độ trong mờ (TP) cao nhất >3. Các màu đứng đầu của mỗi nhóm tông màu có độ trong mờ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các màu còn lại trong cùng 1 tông màu. Có sự tương ứng về độ trong mờ giữa 2 hệ thống so màu với sự khác biệt ΔTP  từ 0 - 0,6. Kết luận: Nghiên cứu này cung cấp định lượng giá trị độ trong mờ của 2 hệ thống so màu phổ biến nhất trong nha khoa, làm tham chiếu cho bác sĩ và kỹ thuật viên răng hàm mặt có thể ghi nhận và đối chiếu màu răng trên lâm sàng và trong labo một cách chính xác và thuận tiện nhất.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Kim D, Park SH. Color and Translucency of Resin-based Composites: Comparison of A-shade Specimens Within Various Product Lines. Oper Dent. Nov/Dec 2018;43(6):642-655. doi:10.2341/ 17-228-L
2. Huynh NC, Tran AT, Truong TN, et al. Correlation of resin composite translucency and IOS accuracy: An in-vitro study. J Clin Exp Dent. Jun 2024;16(6):e678-e684. doi:10.4317/jced.61620
3. Lee YK. Criteria for clinical translucency evaluation of direct esthetic restorative materials. Restor Dent Endod. Aug 2016;41(3):159-66. doi:10.5395/rde.2016.41.3.159
4. Gomez-Polo C, Gomez-Polo M, Quispe Lopez N, Portillo Munoz M, Montero J. 3D Master Toothguide Is Adequate to Subjective Shade Selection? Medicina (Kaunas). Mar 21 2022;58(3)doi:10.3390/medicina58030457
5. Wang F, Takahashi H, Iwasaki N. Translucency of dental ceramics with different thicknesses. J Prosthet Dent. Jul 2013;110(1):14-20. doi:10.1016/S0022-3913(13)60333-9
6. Salas M, Lucena C, Herrera LJ, Yebra A, Della Bona A, Perez MM. Translucency thresholds for dental materials. Dent Mater. Aug 2018; 34(8): 1168-1174. doi:10.1016/j.dental. 2018.05.001
7. Rioseco M, Wagner S. Analysis of color differences between identical tooth shades obtained by a spectrophotometer. International journal of interdisciplinary dentistry. 2021;14:233-236.
8. Preethi Suganya S, Manimaran P, Saisadan D, Dhinesh Kumar C, Abirami D, Monnica V. Spectrophotometric Evaluation of Shade Selection with Digital and Visual Methods. J Pharm Bioallied Sci. Aug 2020;12(Suppl 1):S319-S323. doi:10. 4103/jpbs.JPBS_95_20