ĐÁNH GIÁ BƯỚC ĐẦU ÁP DỤNG SIÊU ÂM TRONG CHẨN ĐOÁN GÃY XƯƠNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN XUÂN LỘC TỪ THÁNG 04/2016 ĐẾN THÁNG 09/2017

Bùi Mạnh Tiến1,, Lâm Văn Nút2
1 Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả của siêu âm trong chẩn đoán gãy xương khó phát hiện như gãy xương sườn, tổn thương sụn xương, gãy dưới màng xương; Đánh giá hiệu quả của siêu âm trong nắn bó bột; Đánh giá hiệu quả của siêu âm trong các trường hợp hạn chế chỉ định X quang như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, cần chụp X quang nhiều trong thời gian ngắn. Phương pháp: Nghiên cứu các bệnh nhân có chống chỉ định chụp X quang tuyệt đối hoặc tương đối (phụ nữ mang thai, trẻ nhũ nhi, người già yếu, người hạn chế vận động); những bệnh nhân sau khi chụp X quang không phát hiện thấy tổn thương mà không phù hợp với triệu chứng lâm sàng; các bệnh nhân gãy xương nắn bó bột điều trị bảo tồn được điều trị tại Khoa Ngoại tổng hợp Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc từ tháng 04/2016 đến hết tháng 09/2017. Kết quả: Có 46 ca gãy xương sườn chiếm tỷ lệ 70%, 12 ca bong sụn sườn chiếm tỷ lệ 18% và 08 ca gãy đầu dưới xương quay chiếm tỷ lệ 12%. Trong 66 ca, có 04 ca chống chỉ định chụp do bệnh nhân có thai. Có 04 ca bệnh nhân có thai nhưng vẫn được chỉ định chụp X quang. Có 36 trường hợp không phát hiện được trên X quang nhưng phát hiện được trên siêu âm chiếm tỷ lệ 85,71%  và có 06 trường hợp âm tính trên Siêu âm chiếm tỷ lệ 14,29%. Trong 12 trường hợp trên lâm sàng chẩn đoán bong sụn sườn, kết quả X quang không phát hiện tổn thương. Khi siêu âm, có 07 trường hợp thấy rõ bong sụn sườn. Tỷ lệ phát hiện bệnh trên siêu âm là 91% (60/66 ca). Kết luận: Áp dụng siêu âm trong chẩn đoán và điều trị gãy xương là phương tiện khám và chẩn đoán có hiệu quả và phát hiện sớm các trường hợp gãy sụn sườn, xương sườn, góp phần chẩn đoán đầy đủ các trường hợp chấn thương ngực kín nghi có tổn thương xương và sụn sườn, mà các phương tiện khác như X quang và CT có thể bỏ sót.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. A.Bonnin; P.Legmann; J.P.Convard; C.Broussouloux; người dịch Lê Văn Tri.Campbell’s openrative Orthpaedics (1998), Cẩm nang siêu âm Nhà xuất bản Y học.
2. Bài giảng chuyên ngành X quang, Nhà xuất bản Y học 2002.
3. Kết quả bước đầu đóng đinh Rush nội tủy xương đùi dưới siêu âm không mở ổ gãy, Hội nghị khoa học kỹ thuật ngành Y tế Đồng Nai lần thứ III trang 114-119.
4. Nguyễn Thanh Liêm, Siêu âm cơ xương khớp.
5. Nguyễn Đức Phúc (2004), Chấn thương chỉnh hình, Nhà xuất bản Y học.
6. Nwawka O. K., Meyer R., Miller T. T. Ultrasound-Guided Subgluteal Sciatic Nerve Perineural Injection: Report on Safety and Efficacy at a Single Institution. Journal of ultrasound in medicine: official journal of the American Institute of Ultrasound in Medicine. Nov 2017; 36(11): 2319-2324. doi: 10.1002/ jum.14271.
7. Dzieciuchowicz L., Espinosa G., Grochowicz L. Evaluation of ultrasound-guided femoral nerve block in endoluminal laser ablation of the greater saphenous vein. Annals of vascular surgery. Oct 2010; 24(7): 930-934. doi: 10.1016/ j.avsg. 2009.10.022.
8. Davarci I., Tuzcu K., Karcioglu M., et al. Comparison between ultrasound-guided sciatic-femoral nerve block and unilateral spinal anaesthesia for outpatient knee arthroscopy. J Int Med Res. Oct 2013; 41(5): 1639-1647. doi: 10.1177/0300060513498671.