XÁC NHẬN GIÁ TRỊ SỬ DỤNG CỦA HỆ THỐNG KHÁNG NẤM ĐỒ TỰ ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƯƠNG

Nguyễn Minh Hà1,2,, Đặng Thu Hương1,2, Nguyễn Quang Huy2
1 Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
2 Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện nay nhiều hệ thống thực hiện kháng nấm đồ tự động đã được phát triển nhằm xác định tính nhạy cảm với thuốc kháng nấm, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và tránh nguy cơ kháng thuốc. Trước khi ứng dụng vào thực hành xét nghiệm thường quy tại cơ sở y tế, hệ thống tự động này cần được xác nhận giá trị sử dụng theo qui định. Mục tiêu: Xác định độ tương đồng, độ tái lặp của hệ thống thực hiện kháng nấm đồ tự động Sensititre Aris YO10. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực nghiệm, thực hiện kháng nấm đồ trên các chủng vi nấm lâm sàng thường gặp và các chủng nấm chuẩn ATCC bằng hệ thống tự động Sensititre Aris YO10 (Thermofisher, Hoa Kỳ). Chín thuốc kháng nấm được thử nghiệm cho 5 loài vi nấm khác nhau trong nhóm Candida spp. Các chủng nấm Aspergillus spp và Crytococcus spp không được thực hiện do không có kết quả tham chiếu. Kết quả được so sánh, đối chiếu với kết quả kháng nấm đồ theo phương pháp vi pha loãng trên hệ thống tự động Vitek 2 (BioMerieux, Pháp). Các tiêu chuẩn cho độ tương đồng và độ tái lặp tuân theo hướng dẫn của Viện Tiêu chuẩn Lâm sàng và Xét nghiệm (CLSI M52-ED1). Kết quả: Kết quả kháng nấm đồ trên hệ thống Sensititre Aris YO10 đều đạt các tiêu chí đánh giá xác nhận giá trị sử dụng. Độ đồng thuận phân loại là 93,5%, đồng thuận bản chất là 96,8% với các kháng nấm Micafungin, Caspofungin, Voriconazole, Fluconazole và Amphotericin B. Ghi nhận một lỗi nghiêm trọng giữa kháng nấm Caspofungin với Candida glabrata. Tỷ lệ lỗi nhỏ là 5,8% và xảy ra ở đa số các kháng nấm được so sánh (ngoại trừ Fluconazole) với C. albicans, C. tropicalis, C. krusei và C. glabrata. Độ tái lặp của chín loại thuốc kháng nấm cho 5 chủng thử nghiệm đều đạt 100% với tất cả kháng nấm thử nghiệm. Kết luận: Hệ thống Sensititre Aris YO10 hoạt động hiệu quả, đáp ứng các yêu cầu kháng nấm đồ cho vi nấm gây bệnh thường gặp, cũng như đủ điều kiện để áp dụng vào thực hành xét nghiệm vi sinh lâm sàng ở bệnh viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Denning, D.W., Global incidence and mortality of severe fungal disease. Lancet Infect Dis, 2024. 24(7): p. e428-e438.
2. Bộ Y tế, Quyết định số 2429/QĐ-BYT ngày 12 tháng 06 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chí đánh giá mức chất lượng phòng xét nghiệm y học.
3. Clinical & Laboratory Standards Institute M27M44S, Performance Standards for Antifungal Susceptibility Testing of Yeasts - 3rd Edition. 2022.
4. Clinical & Laboratory Standards Institute M57S, Epidemiological Cutoff Values for Antifungal Susceptibility Testing - 4th Edition. 2022.
5. Clinical & Laboratory Standards Institute M52-ED1, Verification of Commercial Microbial Identification and Antimicrobial Susceptibility Testing Systems, 1st Edition. 2015.
6. Alastruey-Izquierdo, A., M.S. Melhem, L.X. Bonfietti, and J.L. Rodriguez-Tudela, Susceptibility test for fungi: clinical and laboratorial correlations in medical mycologY. Rev Inst Med Trop Sao Paulo, 2015. 57 Suppl 19(Suppl 19): p. 57-64.
7. Pfaller, M., et al., Comparison of the Sensititre YeastOne colorimetric antifungal panel with CLSI microdilution for antifungal susceptibility testing of the echinocandins against Candida spp., using new clinical breakpoints and epidemiological cutoff values. Diagnostic microbiology and infectious disease, 2012. 73(4): p. 365-368.
8. Pfaller, M., et al., Clinical evaluation of the Sensititre YeastOne colorimetric antifungal panel for antifungal susceptibility testing of the echinocandins anidulafungin, caspofungin, and micafungin. Journal of clinical microbiology, 2008. 46(7): p. 2155-2159.
9. Berkow, E.L., S.R. Lockhart, and L. Ostrosky-Zeichner, Antifungal Susceptibility Testing: Current Approaches. Clin Microbiol Rev, 2020. 33(3):p 125-131.