ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHĂM SÓC BỆNH NHÂN SAU CAN THIỆP BỆNH ĐỘNG MẠCH CHI DƯỚI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN NĂM 2024 TẠI BỆNH VIỆN TƯQĐ 108
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả chăm sóc người bệnh sau can thiệp động mạch chi dưới tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2024 và phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc người bệnh sau can thiệp. Đối tượng và phương pháp: thiết kế nghiên cứu mô tả, tiến cứu. Chúng tôi thu thập 150 bệnh nhân bệnh động mạch chi dưới được can thiệp nội mạch tại khoa Chẩn đoán và Can thiệp Tim mạch, bệnh viện TƯQĐ 108 qua hồ sơ bệnh án, bảng kiểm trong can thiệp, và phỏng vấn bệnh nhân từ đó chúng tôi đánh giá các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và phân tích các yếu tố nguy cơ liên quan kết quả chăm sóc người bệnh sau can thiệp. Kết quả nghiên cứu: Tuổi trung bình 71,9 ± 9,8, nam giới 66%. Tăng huyết áp 89,3%, đái tháo đường 43,3%, hút thuốc 35,3%, uống rượu bia 29,3%. Các triệu chứng lâm sàng cải thiện sau can thiệp: đau cách hồi giảm từ 66% trước can thiệp xuống 15% trước ra viện, tăng khoảng cách đi bộ trên 200m từ 16,7% trước can thiệp lên 81,3% sau can thiệp. Mức độ đau (VAS) giảm từ 53,3% đau nhiều trước can thiệp xuống 25,3% đau nhiều trước ra viện. Lo âu vừa - nặng giảm từ 43,4% trước can thiệp xuống 23,4% trước ra viện. Kết quả chăm sóc mức tốt 80%, mức khá 20%. Nhóm người bệnh đái tháo đường có kết quả chăm sóc tốt hơn nhóm không đái tháo đường với OR (95% CI) 1,7 (0,7 – 3,9), p < 0,05. Người bệnh có chỉ số ABI >= 0,4 có kết quả chăm sóc tốt cao hơn OR (95% CI) 1,1 (0,5 – 2,9), p < 0,05. Kết luận: Chăm sóc sau can thiệp đóng vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân bệnh động mạch chi dưới mạn tính (BĐMCDMT) phục hồi chức năng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Kết quả chăm sóc có liên quan đến các yếu tố như chỉ số ABI, đái tháo đường và thói quen hút thuốc.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Lê Thị Mến, Đinh Huỳnh Linh, Nguyễn Tuấn Hải và CS (2022), "Kết quả chăm sóc người bệnh sau can thiệp động mạch chi dưới mạn tính và một số yếu tố liên quan tại Bệnh viện Bạch Mai", Tạp chí Tim mạch học Việt Nam. số 102, pp. tr. 67-75.
3. Baumann, F., Willenberg, T., Do, D. D., et al. (2011), "Endovascular revascularization of below-the-knee arteries: prospective short-term angiographic and clinical follow-up", J Vasc Interv Radiol. 22(12), pp. 1665-73.
4. Faglia, E., et al (2013), "Diabetes and peripheral arterial disease: a review", Diabetes Research and Clinical Practice.
5. Klimek, L., Bergmann, K. C., Biedermann, T., et al. (2017), "Visual analogue scales (VAS): Measuring instruments for the documentation of symptoms and therapy monitoring in cases of allergic rhinitis in everyday health care: Position Paper of the German Society of Allergology (AeDA) and the German Society of Allergy and Clinical Immunology (DGAKI), ENT Section, in collaboration with the working group on Clinical Immunology, Allergology and Environmental Medicine of the German Society of Otorhinolaryngology, Head and Neck Surgery (DGHNOKHC)", Allergo J Int. 26(1), pp. 16-24.
6. Kullo, I. J. and Rooke, T. W. (2016), "CLINICAL PRACTICE. Peripheral Artery Disease", N Engl J Med. 374(9), pp. 861-71.
7. Kwan, J. et al (2018), "Gender differences in the management of peripheral arterial disease", Vascular Medicine.