ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ THANH QUẢN TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT TP HCM TỪ NĂM 2020 ĐẾN NĂM 2024

Hoàng Văn Phước1, Lương Hữu Đăng1,, Trương Hoàng Việt2, Trần Minh Trường3
1 Đại học Y Dược TP. HCM
2 Bệnh viện Thống Nhất TP. HCM
3 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Ung thư thanh quản là một loại ung thư vùng cổ mặt thường gặp, một trong số các triệu chứng chính của bệnh là khàn tiếng. Điều trị ung thư thanh quản bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, trong đó phẫu thuật được áp dụng cho những trường hợp bệnh giai đoạn sớm hoặc tiến triển chưa có di căn xa. Tại Bệnh viện Thống Nhất TP HCM, việc triển khai phẫu thuật cắt thanh quản vào năm 2020 đã cho thấy nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng điều trị ung thư thanh quản. Để nghiên cứu kĩ hơn về tình hình điều trị ung thư thanh quản tại đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài với mục tiêu "Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng các trường hợp ung thư thanh quản và đánh giá kết quả phẫu thuật cắt thanh quản trong các trường hợp ung thư thanh quản đã được phẫu thuật". Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện trên 52 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư thanh quản và 13 bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt thanh quản do ung thư tại Bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí Minh từ 01/01/2020 đến 30/06/2024 bằng phương pháp mô tả hồi cứu. Kết quả: Bệnh nhân có độ tuổi trung bình là 62,5 ± 8 tuổi, nhỏ nhất là 52 tuổi, lớn nhất là 75 tuổi. Nam giới chiếm 100%. Triệu chứng cơ năng hay gặp là khàn tiếng chiếm 86,5%. Khối u độ T3 chiếm tỉ lệ 38,7%, không di căn hạch chiếm 58,2%. Bệnh nhân có biến chứng sau phẫu thuật chiếm 23,1% (3/13). Tỉ lệ tái phát là 12,5% (1/8). Kết luận: Ung thư thanh quản là một trong những ung thư chiếm tỉ lệ cao ở nước ta, phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm sẽ cho kết quả tốt. Phẫu thuật được áp dụng cho những trường hợp bệnh giai đoạn sớm hoặc tiến triển chưa có di căn xa. Bước đầu ghi nhận các trường hợp cắt thanh quản do ung thư tại Bệnh viện Thống Nhất có kết quả khả quan

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. International Agency for Research on cancer. The Global Cancer Observatory Globocan 2020. Viet Nam. 2021:1-2.
2. Nguyễn Trung Hiếu, Tống Xuân Thắng. Nhận xét kết quả phẫu thuật cắt thanh quản ngang trên thanh môn điều trị ung thư thanh quản tầng thượng thanh môn. Tạp chí Y học Việt Nam. 02/24 2023;523(1)doi:10.51298/vmj.v523i1.4420
3. Hoffmann Thomas K. Total Laryngectomy—Still Cutting-Edge 2021;13(6):1405.
4. Vũ Văn Bản. Đánh giá giá trị chẩn đoán sớm ung thư vòm mũi họng, ung thư thanh quản và ung thư hạ họng bằng nội soi bước sóng ngắn. Luận văn Thạc sỹ Y học. Đại học Y Hà Nội; 2015.
5. Nguyễn Khắc Sơn, Nguyễn Hữu Dũng, Lý Xuân Quang. Bước đầu đánh giá kết quả phẫu thuật cắt thanh quản toàn phần điều trị ung thư thanh quản tại bệnh viện đại học y dược tp.hồ chí minh từ năm 2018 đến năm 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 05/16 2023;526(1A)doi:10.51298/ vmj.v526i1A.5299.
6. Võ Thị Thùy Linh, Nguyễn Hữu Dũng, Lý Xuân Quang. Kết quả phẫu thuật cắt thanh quản bán phần trong điều trị ung thư thanh quản tại bệnh viện đại học y dược tp.hcm từ 2018 đến 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 05/16 2023;526(1A)doi:10.51298/vmj.v526i1A.5280.
7. Meulemans Jeroen, Demarsin Hannelore, Debacker Jens, et al. Functional outcomes and complications after salvage total laryngectomy for residual, recurrent, and second primary squamous cell carcinoma of the larynx and hypopharynx: a multicenter retrospective cohort study. 2020; 10:1390.
8. Stankovic M., Milisavljevic D., Zivic M., Stojanov D., Stankovic P. Primary and salvage total laryngectomy. Influential factors, complications, and survival. Journal of BUON: official journal of the Balkan Union of Oncology. Mar-Apr 2015;20(2):527-39.