KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN BẰNG NỘI SOI NGƯỢC DÒNG ỐNG MỀM TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật tán sỏi thận bằng nội soi ngược dòng ống soi mềm (NSOM), tập trung vào đặc điểm bệnh nhân, tỷ lệ sạch sỏi và các chi tiết khác liên quan tới việc quản lý bệnh nhân trước, trong và sau phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu can thiệp, hồi cứu và tiến cứu, mô tả được thực hiện trên 71 bệnh nhân được tán sỏi thận bằng ống soi mềm tại bệnh viện Trung ương quân đội 108 từ tháng 8/2022 đến tháng 06/2024. Các thông tin về nhân khẩu học, biểu hiện lâm sàng, đặc điểm sỏi và kết quả phẫu thuật được thu thập và phân tích. Kết quả: Trong 71 BN gồm 48 nam (67,6%) và 23 nữ (32,4%). Tuổi trung bình: 50,4 ± 10,2 tuổi (28 – 76 tuổi). Kích thước sỏi trung bình: 16,9 ± 4,6 mm (8 – 25mm). Mức độ giãn thận: Độ 1 có 42 BN (59,2%). Độ 2 có 27 BN (38%). Độ 3 có 2 BN (2,8%). Tỷ lệ sạch sỏi ngay sau mổ, sau mổ 1 tháng, sau mổ 3 tháng lần lượt là: 81,7%, 83,1% và 84,5% với thời gian phẫu thuật trung bình 37,9 ± 16 phút (13 – 81 phút). Thời gian nằm viện trung bình là 1,6 ± 0,8 ngày (1 – 4 ngày). Tổng tỷ lệ tai biến biến chứng trong và sau mổ là 12,7%, ở mức độ nhẹ (Phân độ I, II theo Clavien-Dindo). Kết luận: Kết quả của nghiên cứu hiện tại cho thấy phương pháp nội soi ngược dòng ống mềm kết hợp với laser Holmium có thể được coi là lựa chọn ưu tiên để điều trị sỏi thận có kích thước ≤25 mm, do tỷ lệ thành công cao, thời gian nằm viện ngắn và tỷ lệ tai biến biến chứng ở mức chấp nhận được.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tán sỏi ống mềm, tỷ lệ sạch sỏi, tỷ lệ thành công, tiên lượng kết quả.
Tài liệu tham khảo
2. Phạm Ngọc Hùng, Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật nội soi niệu quản ngược dòng điều trị sỏi thận bằng ống soi mềm, Luận án Tiến sĩ Y học, Học viện Quân Y, 2018.
3. Hoàng Long, Trần Quốc Hòa và cộng sự, "Hiệu quả ứng dụng nội soi ngược dòng ống mềm điều trị sỏi thận," Y học TP Hồ Chí Minh, vol. Phụ bản tập 22, no. 4, pp. 213-220, 2018.
4. Hoàng Long, Nguyễn Đình Bắc, "Kết quả sớm của tán sỏi nội soi bằng ống soi mềm kỹ thuật số điều trị sỏi tiết niệu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội," Tạp chí nghiên cứu Y học, vol. 159, no. 11, pp. 105-113, 2022.
5. Nguyễn Minh An, Ngô Trung Kiên, Bùi Hoàng Thảo, "Tạp chí Y học Việt Nam," Nghiên cứu tỷ lệ sạch sỏi sau tán sỏi nội soi ống mềm ngược dòng điều trị sỏi thận tại Bệnh viện Xanh Pôn, vol. 523, no. 1, pp. 152-156, 2023.
6. Francesco Berardinelli, Silvia Proietti, Luca Sidolo, "A prospective multicenter multicenter European study on flexible ureterorenoscopy for the management of renal stone," Int Braz J Urol, vol. 42, pp. 479-486, 2016.
7. Dindo D., Demartines N., Clavien P.A., "Classification of Surgical complications: A new proposal with evaluation in a cohort of 6336 patients and results of a survey," Annals of Surgery, vol. 240, no. 2, p. 205–213, 2004.
8. Traxer O., Thomas A, "Prospective evaluation and classification of ureteral wall injuries resulting from insertion of a ureteral access sheath during retrograde intrarenal surgery," The Journal of Urology, vol. 189, pp. 580-584, 2013.
9. Zeng G, Zhu W, Li J, et al, "The comparison of minimally invasive percutaneous nephrolithotomy and retrograde intrarenal surgery for stones larger than 2 cm in patients with a solitary kidney: a matched-pair analysis," World Journal of Urology, vol. 33, pp. 1159-1164, 2015.
10. C. Türk, T. Knoll, A. Petrik, et al, Guidelines on Urolithiasis, European Association Guidelines, 2022.